Icon Collap
...
Trang chủ / Lòng sùng kính Đức Mẹ của thánh Anphongsô, Đấng Sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế

Lòng sùng kính Đức Mẹ của thánh Anphongsô, Đấng Sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế

 Lòng sùng kính Đức Mẹ của Anphongso  được nảy sinh và vun trồng ngay từ thời thơ ấu nhờ người mẹ tốt lành,  bà Donna Anna.   Khi nghĩ về mẹ mình,  cha Anphongso viết:
Tôi phải thú thật rằng : Nếu tôi sống tử tế suốt thời niên thiếu và được gìn giữ khỏi những sự xấu,  đó là hoàn toàn nhờ sự săn sóc của mẹ tôi“.  Ngài kể lại :”Mỗi sáng sau khi chúc lành cho các con,  mẹ tôi cùng các con qùy xuống cầu nguyện.  Chiều tối mẹ tôi tập họp các con lại quanh mẹ rồi dạy các chân lý đức tin,  đọc kinh Mân côi với các con và dạy cho các con cách tôn kính các thánh …”.
 Có lần các bạn lối xóm rủ Alphonsô chơi đánh đáo.  Nhưng khi Anphongso được liên tiếp nhiều ván,  có bạn trong nhóm tức quá,  lên tiếng chửi thề;  Alphonsô liền ngưng chơi,  nói với bạn :”Chỉ vì thua mấy cắc bạc mà bạn buông lời xúc phạm đến Chúa sao ? Tôi xin trả lại bạn tất cả và không thèm chơi nữa“.  Về nhà chiều đó Alphonsô đã quỳ suốt mấy tiếng đồng hồ trước tượng Đức Mẹ để xin lỗi Mẹ.
           
 Khi quyết định từ giã thế trần,  Alphonsô chạy đến trước bàn thờ Đức Mẹ tại nhà thờ Naple,  chàng gỡ thanh gươm tượng trưng của giai cấp qúy tộc,  đặt lên bàn thờ.   Sau này hễ có dịp trở lại,  Alphonsô lại tìm đến đây để cầu nguyện với Đức Mẹ.   Ngài nói :”Chính nơi đây Đức Mẹ đã khiến tôi từ giã thế gian”.
           
 Cha  lợi dụng hết khả năng của mình để trình bày về Mẹ.  Ngài nhận rằng :“Lòng yêu mến Đức Mẹ phải là sợi dây tình thương liên kết với Chúa Mẹ, với các linh hồn, với Giáo Hội và với mỗi người chúng ta”.
            Ngài viết thêm tên Maria sau tên Anphongsô.
            Vào các ngày Thứ Bảy ngài đều nói về Đức Mẹ.
            Ngoài những bài giảng, Ngài vẽ khá nhiều ảnh Mẹ.
            Ngài còn dành riêng những tuần 3 tuần 7 để giảng về Mẹ.
            Ngài viết bộ sách “Vinh quang Đức Mẹ” thu tập nhiều lời ca tụng, nhiều tích truyện chứng minh quyền phép và tình thương của Đức Mẹ, để lôi kéo mọi người tin cậy kính mến Đức Mẹ, là Đấng ban ơn cứu rỗi cho người cậy trông. Trong bộ sách này ngài viết : “Con muốn được là người yêu mến Mẹ hơn hết mọi người,  chỉ trừ Chúa thôi. Sự ao ước này nếu có táo bạo thì cũng chỉ vì con yêu Mẹ,  mà nếu Mẹ không rất đáng yêu,  thì con đã không yêu Mẹ như thế”.

 Theo thánh nhân: “Hết mọi ơn thánh ở trong Chúa Giêsu như nguồn mạch: nhưng do ý định mầu nhiệm và thương xót của Chúa, không một ơn nào ban xuống cho loài người mà không có Mẹ cầu xin cho. Hơn nữa, Mẹ Maria là Mẹ đầy tình thương, Mẹ chỉ có một sứ mạng, một chức vụ là thương xót: đến nỗi những tội nhân khốn nạn nhất, tuyệt vọng nhất là những người đầu tiên được Mẹ cứu, Mẹ dấu yêu, miễn là họ đừng bỏ mất thiện chí cải tạo mà tin tưởng chạy đến với Mẹ”. Ngài kêu gọi tội nhân bằng lời tha thiết này: “Bạn hãy yêu mến Mẹ Maria! Hãy cầu xin Mẹ, thì bạn sẽ được cứu rỗi”.
  Ngài quả quyết một cách chắc chắn rằng:
“Chúng ta được rỗi là do Mẹ cầu bầu.
“Tôi tớ Mẹ không ai có thể hư mất đời đời.
“Với Mẹ, ta không phải lo sợ gì: dù hoả ngục, dù tội lỗi, dù cả Đấng phán xét tối cao của ta là Chúa Giêsu”.

Cha Felice Verzella là bí thư của ngài ở Toà Giám Mục làm chứng rằng:
“Ngài luôn giữ một mẫu ảnh Mẹ chỉ bảo đàng lành bên mình.  Mỗi khi có người bàn chuyện linh hồn, ngài thường tặng mỗi người một mẫu ảnh để khuyến khích họ yêu mến Đức Mẹ“. Ngài thường nói :”Đây là Đấng  đưa chúng ta lên thiên đàng,  là người giúp bạn trong lúc khốn khó.   Nếu không có Mẹ bạn sẽ ra sao ?”

Lúc nào cha Anphongso cũng cố lo lắng giữ ơn bền đỗ, ngài đã phân tích xem mình có dấu nào để bằng cứ vào đấy mà bền lòng đến cùng, thì người thấy rằng dấu nào cũng có điều kiện thiếu thốn, không đủ tin, và người kết luận rằng chỉ có một bảo đảm duy nhất cho ơn bền đỗ: sự cầu nguyện liên tiếp. Rồi, người lại băn khoăn và tự đặt câu hỏi: tôi sẽ cầu nguyện đến cùng được chăng? Liệu có ngày tôi sẽ sao nhãng hay bỏ rơi sự cầu nguyện chăng? Trước mối lo ngại mới này người lại chạy vào lòng Ðức Mẹ và nói cùng Ðức Mẹ, “Lạy Mẹ thân yêu, xin cứu con, xin cho con được nhớ đến và có lòng muốn cầu nguyện cùng Mẹ luôn: con biết rằng Mẹ nhân lành đến nỗi giả như vì lỗi con mà con bỏ việc cầu nguyện cùng Mẹ, Mẹ vẫn còn thúc bách con làm việc đó để khỏi thấy con hư mất”. 
“Hãy luôn luôn chạy đến cùng Ðức Mẹ”, đó là câu tóm tắt tất cả khoa thần học của vị Tiến sĩ Hội thánh hiển danh ấy, đấy là trung tâm điểm học thuyết tu đức của người vậy.

Khi đến tuổi già, không còn đủ trí nhớ để nhớ mình đã lần hạt đọc kinh chưa, người vẫn hỏi thầy dòng coi bệnh. Một hôm thầy ấy nói với người: “Bao nhiêu tràng hạt cha đã đọc dư ra hôm nay, con xin cha nhường tất cả cho con”. Ðấng thánh liền tỏ vẻ mặt nghiêm trang và nói, “Thầy đừng đùa, thầy không biết rằng phần rỗi đời đời của tôi là nhờ ở tràng hạt Mân Côi ư?”
 
Cuối đời ngài gặp nhiều hiểu lầm, sức khoẻ yếu kém, hay bị bệnh, bị nhức đầu, thường phải đeo khăn ướt trên trán cho đỡ nhức để tiếp tục làm việc. Ngài bị bệnh sưng khớp và bị què, tai bị điếc và gần như bị mù. Ngài cũng có bất mãn và bị cám dỗ, nhưng nhờ có lòng kính mến Đức Mẹ thiết tha như ngài tỏ ra trong cuốn sách “Vinh quang Đức Mẹ”, nên dù thử thách kéo đến, ngài cũng được bình an, vui vẻ và chết lành.

 Ngài qua đời ngày 1 tháng 8 năm 1787, lúc được 91 tuổi, 52 năm sau, Đức Giáo hoàng Gregory 16 đưa ngài lên bậc thánh, và năm 1871, Đức Piô 9, phong ngài làm Tiến sĩ Giáo hội.

Bình luận
error: Content is protected !!