Icon Collap
...
Trang chủ / BANGALORE – THÁNH LỄ THƯỜNG NIÊN KÍNH MHCG

BANGALORE – THÁNH LỄ THƯỜNG NIÊN KÍNH MHCG

(Bangalore, Ấn Độ) Vào ngày 28 tháng 1 năm 2018, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và các tín hữu Nhà Thờ Thánh Linh tại Bangalore đã mừng đại lễ kính Mẹ Hằng Cứu Giúp thường niên. Vào ngày 18 tháng 1, cờ Mẹ Hằng Cứu Giúp đã được Thượng Tọa tại Tỉnh Dòng Arulanandam, DCCT. Như thường lệ, lễ kính năm nay diễn ra sau tuần cửu nhật kính Mẹ Hằng Cứu Giúp. Tuần cửu nhật được tiến hành bằng ba thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Tamil và tiếng Kannada. Tiếng Tamil được sắp xếp hai buổi một ngày trong khi tiếng Anh và tiếng Kannada có 1 buổi. Tuần cửu nhật bằng tiếng Anh đã được dẫn dắt bởi Cha Clement Joseph, tiếng Tamil bởi thầy I Xavier và tiếng Kannada do cha Francis Varadharaju & cha Roshan Rosario thực hiện. Truyền thống của gia đình Anphongso đã được giữ vững do tầm quan trọng của việc rao giảng Tin Mừng và lòng sung kính Đức Maria. Hàng ngàn tín đồ không phân biệt giai cấp và tầng lớp đã thăm viếng thánh địa và cầu nguyện với Mẹ Hằng Cứu Giúp. Trong tuần chín ngày, hàng trăm lời khấn xin ơn và tạ ơn đã được gửi đến đền Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Các tín hữu, linh mục và tu sĩ đã tham dự xuyên suốt tuần chín ngày. Con cái Mẹ liên tục thay đổi cách trang trí Linh ảnh bằng nhiều lọa hoa tươi đẹp để bày tỏ sự tôn sùng và lòng tôn kính lớn lao. Đây thực sự là một ngày lễ kính chung, nơi con cái Mẹ được hiếp nhất nên một. Chiều Chúa Nhật ngày 28 tháng 1, Linh ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp được cha Giám tỉnh Edward xông hương và rước vòng quanh đền thánh. Linh ảnh đã hiện diện giữa biển người đến từ nhiều giáo xứ, giáo phái và nhiều truyền thống đức tin khác nhau như một sự minh chứng về quyền năng của Mẹ. Tổng giám mục Bangalore, Đức Cha Bernard Moras, DD, đã kết thúc tuần lễ kính bằng lời chúc phúc sau lời chúc bình an.

Nhà thờ Thánh Linh thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, tỉnh dòng Bangalore, là một tác phẩm kiến ​​trúc được xây dựng bởi Dòng Chúa Cứu Thế Ailen vào năm 1952. Hình dạng của toàn bộ tòa nhà có hình chim bồ câu, biểu tượng của Chúa Thánh Thần, vì vậy nhà thờ có tên: “THÁNH LINH”. Trở lại những năm 50, không có gì tồn tại phía sau nhà thờ, đó chỉ là một nghĩa trang. Hiện tại, khung cảnh xung quanh đã thay đổi với các tòa nhà và các công trình kiến trúc đặc sắc.

James Kumar, CSsR.

Bình luận
error: Content is protected !!