Icon Collap
...
Trang chủ / Tổ chức từ thiện Công giáo: ‘Cuộc khủng hoảng COVID-19 tại châu Phi làm gia tăng mức độ đàn áp Kitô giáo’

Tổ chức từ thiện Công giáo: ‘Cuộc khủng hoảng COVID-19 tại châu Phi làm gia tăng mức độ đàn áp Kitô giáo’

               Bức ảnh được chụp vào thứ Bảy, ngày 13 tháng 6 năm 2020 cho thấy hậu quả của một cuộc tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Monguno, đông bắc Nigeria. (Tín dụng: UNDSS qua OCHA, qua AP.)

Bức ảnh được chụp vào thứ Bảy, ngày 13 tháng 6 năm 2020 cho thấy hậu quả của một vụ tấn công bởi các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Monguno, đông bắc Nigeria (Ảnh: UNDSS/ OCHA/ AP)

YAOUNDÉ, Cameroon – Khi đại dịch coronavirus COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến châu Phi, một nhóm nhân quyền hàng đầu đang cảnh báo rằng tình trạng đàn áp Kitô giáo đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong cuộc khủng hoảng.

Tính đến ngày 11 tháng 8, châu Phi đã ghi nhận 1.064.546 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, với 23.839 trường hợp tử vong do căn bệnh này, mặc dù các chuyên gia nói rằng con số thực sự cao hơn nhiều, do thiếu khả năng tiếp cận với các xét nghiệm thích hợp.

‘Open Doors’, một tổ chức từ thiện hàng đầu hoạt động để giúp đỡ các Kitô hữu bị đàn áp trên khắp thế giới, cho biết đại dịch này cũng đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho những kẻ bắt bớ nhắm vào những tín đồ nơi họ vốn đã dễ bị tổn thương, khiến họ càng bị đe dọa nhiều hơn.

“Mặc dù nhiều yếu tố xác định mức độ dễ bị tổn thương của dân chúng đối với cuộc đàn áp Kitô giáo và COVID-19, một điểm chung giữa hai tính dễ bị tổn thương đã xuất hiện ở Niger”, bà Paige Collins thuộc Tổ chức Open Door giải thích.

“Ở đây, một số tiếng nói cực đoan Hồi giáo đã tuyên truyền thông điệp rằng coronavirus là một phát minh của phương Tây chống lại Hồi giáo hoặc sự trừng phạt của Allah đối với những người đã chấp nhận Kitô giáo và từ bỏ Hồi giáo. Các Kitô hữu đang báo cáo về sự gia tăng của những hành vi sách nhiễu do những tin đồn, vốn có khả năng làm tăng thêm mức độ phơi nhiễm với virus”, bà Collins phát biểu với Crux.

“Trong khi các Kitô hữu ở nhiều quốc gia châu Phi, bao gồm Nigeria và Ethiopia, đã phải chịu sự phân biệt đối xử trong một thời gian, nhu cầu về thực phẩm, nhà ở và chăm sóc y tế của họ đã tăng lên đáng kể do coronavirus. Sự phân biệt đối xử trong hoạt động cứu trợ đang làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với các Kitô hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác”, bà Collins nói.

Sau đây là đoạn trích cuộc trò chuyện của Crux với bà Paige Collins:

Crux: Dữ liệu của Tổ chức ‘Open Doors’ cho thấy mối tương quan trực tiếp giữa các quốc gia dễ bị tổn thương nhất với COVID-19 và cuộc đàn áp Kitô giáo. Bà có thể giải thích rõ hơn?

Mặc dù nhiều yếu tố xác định mức độ dễ bị tổn thương của dân số đối với cuộc đàn áp Kitô giáo và đối với COVID-19, một điểm chung giữa hai tính dễ bị tổng thương đã xuất hiện ở Niger. Tại đây, một số tiếng nói cực đoan Hồi giáo đã tuyên truyền thông điệp rằng coronavirus là “phát minh của phương Tây chống lại Hồi giáo” hoặc “sự trừng phạt của Allah đối với những người đã chấp nhận Kitô giáo và rời bỏ  Hồi giáo”. Các Kitô hữu đang báo cáo về sự gia tăng các hành vi sách nhiễu do tin đồn, vốn có khả năng làm tăng thêm mức độ phơi nhiễm với vi rút.

Các vụ tấn công bạo lực nhằm vào các Kitô hữu cũng đã tiếp tục trong suốt thời gian cách ly xã hội. David Curry, Giám đốc điều hành của Tổ chức ‘Open Doors’ Hoa Kỳ, cho biết: “Boko Haram và các nhóm nhỏ của nó đang mở rộng một cách cơ hội vào lỗ hổng quản trị còn lại khi tất cả mọi sự chú ý và nguồn lực đều tập trung vào việc ngăn chặn coronavirus”.

Cuộc bức hại này ảnh hưởng đến các Kitô hữu như thế nào?

Các Kitô hữu bị bức hại nằm trong số những người bị gạt ra bên lề xã hội nhất ở châu Phi, những người ít có khả năng nhận được sự giúp đỡ từ chính phủ và các quốc gia láng giềng của họ. Một Linh mục giáo tại Sudan cho biết: “Khi những người cải đạo trở lại Kitô giáo yêu cầu sự giúp đỡ từ cộng đồng Hồi giáo của họ, họ được cho biết rằng họ phải từ bỏ Kitô giáo nếu họ muốn được giúp đỡ. Đó là một bi kịch”.

Trong khi các Kitô hữu ở nhiều quốc gia châu Phi, bao gồm Nigeria và Ethiopia, đã bị phân biệt đối xử trong một thời gian, nhu cầu của họ về thực phẩm, nhà ở và chăm sóc y tế đã tăng lên đáng kể do coronavirus. Sự phân biệt đối xử đang làm cho tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn đối với các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo thiểu số khác.

Chị Rebecca đến từ Nigeria chia sẻ: “Tôi đã mất đi người bạn đời của mình trong cuộc khủng hoảng ở Jos và kể từ đó, cuộc sống của tôi và 5 đứa con của tôi đã trở nên cực kì khó khăn. Kể từ sau đại dịch Covid-19, việc nuôi sống gia đình tôi đã trở nên rất khó khăn vì chúng tôi không thể tiếp tục kinh doanh. Tôi phải bán rau ngoài chợ để có tiền nuôi con. Tôi phải cố gắng hết sức để lo cho chúng có được một bữa ăn trong một ngày. Khi các biện pháp cách ly xã hội được dỡ bỏ để chúng tôi sửa sang nhà cửa, tôi không có tiền để mua thức ăn. Đôi khi tôi đã phải bật khóc đến không ngủ được vì cảm thấy quá bất lực, và ý nghĩ rằng các con của tôi đã phải đi ngủ với cái bụng đói đã khiến thực sự tôi rất buồn. Xin hãy nhớ đến tôi trong những lời cầu nguyện của quý vị, để Thiên Chúa sẽ thực hiện lời hứa của Ngài rằng Ngài sẽ không bao giờ rời bỏ hay từ bỏ tôi”.

Tổ chức ‘Open Doors’ đã đối phó với cuộc khủng hoảng như thế nào?

Mục tiêu chính yếu đó là giúp Giáo hội tồn tại. Tổ chức ‘Open Doors’ hoạt động thông qua mối quan hệ đối tác với Giáo hội địa phương để cung cấp thực phẩm cứu trợ khẩn cấp, nơi ở, chăm sóc y tế và tham vấn về chấn thương cho hơn 15.000 Kitô hữu kể cả những người không có nguồn trợ giúp nào khác. Nhiều người trong số họ là những góa phụ, những cải đạo từ đạo Hồi, các gia đình bị buộc di tản và các Linh mục ở các vùng nông thôn. Mỗi 65 đôla cung cấp thực phẩm và xà phòng cứu trợ hàng tháng cho một gia đình – cũng như các nhu cầu khẩn cấp khác như tiền thuê nhà hoặc thuốc men.

Minh Tuệ (theo Crux)

Nguồn: dcctvn.org

Bình luận
error: Content is protected !!