Icon Collap
...
Trang chủ / Khi ta đau, ai có thể hiểu ta?

Khi ta đau, ai có thể hiểu ta?

Khi ta đau, ai có thể hiểu ta? – Trong nỗi đau, các nhà hiền triết có thể giúp nhưng họ không đáp ứng được các mong chờ sâu đậm trong lòng người đang đau, đang chờ chết. Tiếng nói của kitô giáo giúp chúng ta hiểu, một thế giới tách khỏi Chúa là thế giới của nỗi đau, nhưng chính Chúa Kitô lại chiến thắng trên thập giá.

Có vẻ như những người có một cái gì đó để nói về nỗi đau thì họ lại im lặng: vậy mà trong những lúc đau khổ nhất, có phải chúng ta khát khao nghe những lời xoa dịu, những lời an ủi, cử chỉ chăm sóc đi kèm theo không? Vậy mà không đơn giản: khi đau đớn không nói lên lời thì lời không có tác dụng. Chúng ta vừa muốn có họ bên cạnh vừa muốn họ để chúng ta yên, chúng ta muốn cầm tay một ai đó nhưng không còn ai ở bên cạnh, chúng ta vừa muốn họ nói vừa muốn họ im… chúng ta kêu khóc đến trời nhưng lại than trống vắng. Vì không có lý do nào đứng vững với cái đau tàn ác này.

Các lời an ủi không thỏa nguyện

Vậy chúng ta nên mang một ý nghĩa nào cho những ai đang đau khổ? Và đó là mong ước của các nhà minh triết phổ biến nhất: luôn  mời gọi chúng ta xem lại những gì xảy ra ở một bình diện lớn hơn, bao gồm cả nỗi bất hạnh chúng ta. Nhưng ai có thể vừa lòng? Họ mời gọi chúng ta phải có lý. “Ông đã qua đời, nhưng với tuổi của ông…” “Con cái, bạn sẽ có nhiều hơn…” Ai có thể hài lòng? Họ mời gọi chúng ta tích cực, làm việc với cảm xúc của mình: “Ngày mai bạn sẽ không nghĩ tới nó nữa” , “bạn sẽ quên nó.” Thêm một lần nữa, ai có thể vừa lòng? Và nhất là đứng trước nỗi dày vò sợ chết, họ đều đồng ý: xin an ủi chúng tôi, cái chết sẽ có ý nghĩa. Cái chết của chúng ta như bóng tối, một mảnh ghép màu xám ghép vào bức tranh khổng lồ. Và bức tranh này nhìn từ xa thì rất đẹp. Các nạn dịch, các dàn xếp tự nhiên của giống loài ngăn nạn nhân mãn, góp phần đổi mới kinh tế, đúng không? Tóm lại, chúng ta phàn nàn cái gì? Có vẻ như chúng ta muốn làm món trứng tráng mà không muốn làm vỡ một vài quả trứng! Suy nghĩ cho hợp lý, từ triết gia cổ đại Epicurus đến triết gia Leibniz, kể cả Seneca và Spinoza chắc chắn họ đều có uy tín và can đảm nhưng cuối cùng lòng vẫn nặng trĩu: Tôi vẫn tiếp tục đau, thêm nữa tôi như chẳng hiểu gì?

Thế giới tách khỏi Chúa là một thế giới của nỗi đau.

Giữa tất cả đều ngược lại, chiến thắng rực rỡ của kitô giáo lại được thấy trên thập giá, nơi người sắp chết thở hơi cuối cùng, người kitô hữu lại rất gắn bó với thập giá: vì lý do kỳ lạ nào? Vì một lý do chính. Kitô giáo khác hẳn các suy nghĩ được cho là để an ủi, để ru ngủ khi khẳng định một cách mạnh mẽ rằng: sự dữ chưa bao giờ xâm nhập vào kế hoạch của Chúa và đau khổ là tai ương không phù với một chương trình nào. Cái chết gây cản trở đức tin vì chúng ta được tạo ra cho cuộc sống vĩnh cửu, vì ngay từ bây giờ, cơ thể là bạn đồng hành của chúng ta trong cõi vĩnh hằng chứ không phải là vỏ bọc mơ hồ mà có ngày chúng ta sẽ tách ra, để chúng ta chấp nhận sự việc một cách triết học. Câu chuyện trong sách Sáng thế ký nói lên một sự thật hiển nhiên: chúng ta muốn có một thế giới không đau khổ, không khó khăn và ngay cả không có cái chết, tất cả không được quyền nêu lên. Hiểu sự kiện của tội nguyên tổ là hiểu thế giới tách khỏi Chúa là một thế giới của nỗi đau với những chuyện đi kèm: dịch bệnh, ung thư, sẩy thai, thất tình, danh sách còn dài vô tận. Và để cứu chúng ta ra khỏi điều này, Chúa Kitô đã nhìn thẳng cái chết, và chúng ta tự hào mặc lấy dấu hiệu chiến thắng, sự chết và sự phục sinh của Ngài.

Với Chúa Kitô, các đau đớn của việc sinh con

Chiến thắng này của Chúa Kitô trên cái chết cứu chúng ta khỏi sự phi lý, như quả bóng nay lên: không, các đau khổ của chúng ta không phi lý vì cả thế giới này được tạo ra bởi “các cơn đau đẻ”, cả thế giới hướng đến sự hoàn tựu lời hứa của Chúa, đó là đời sống vĩnh cữu. “Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng”(Rm, 8, 18-25). Chắc chắn, tự cho sự dữ và các đau khổ đe dọa chẳng giúp được gì cho chúng ta, đó là lý do vì sao Chúa Kitô xuống thể để trục xuất chúng, để tống chúng vào lại nơi chúng bị giam cầm trong địa ngục, nơi chúng ở để tiêu diệt chúng. Và đó là lý do vì sao tín hữu kitô luôn chăm sóc và giúp đỡ người bệnh nơi họ đi qua. Nhưng Chúa Kitô cũng dạy chúng ta khi chúng ta đau, chúng ta có thể làm để mình không thành “vô ích”. Chúng ta núp vào vạt áo Chúa và cùng Chúa dự vào cuộc chiến chống lại cái chết mà Chúa đã đương đầu: chúng ta cũng được quyền giết con rồng.

Chính Chúa Giêsu – Người an ủi ta

Vậy thì ai có thể hiểu chúng ta khi chúng ta đau? Không có bao nhiêu người, ngoài chính Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta cũng cám ơn những người trong danh Ngài đã tìm lời để an ủi chúng ta. Trong danh Ngài, tất cả chúng ta dù vụng về cũng cùng hiệp với nhau để an ủi nhau, để tìm lời xoa dịu nhau.

Đọc thêm: Hãy cầu nguyện và tin tưởng vào Chúa khi gặp đau khổ

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bình luận
error: Content is protected !!