Chúng ta đang ở trong tháng 10, là tháng Mân Côi. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng Hội Thánh đang mời gọi con cái mình đi sâu vào việc thực hành đạo đức bổ ích này qua việc dành riêng tháng 10 để kính Mẹ Mân Côi. Vì nơi việc cầu nguyện và suy ngắm Kinh Mân Côi chúng ta khám phá được những mầu nhiệm lớn lao mà Thiên Chúa muốn tỏ cho chúng ta. Kinh Mân Côi được gọi là cuốn Kinh Thánh thu nhỏ thật cũng không quá! Vậy, nhân dịp lễ kính Đức Mẹ Mân Côi hôm nay, chúng ta hãy thử cùng chia sẻ đôi điều về những mầu nhiệm tình yêu diệu vợi trong lời kinh đơn sơ giản dị và có vẻ bình thường này. Trong bài chia sẻ ngắn này, chỉ xin được cùng đọc lại phần đầu của lời nguyện đơn sơ này: Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ.
Ngay chương đầu của Tin Mừng Luca, chúng ta đã được thánh sử tường thuật lại cho biết một biến cố hết sức quan trọng: biến cố Truyền Tin. Phần đầu của Kinh Mân Côi được trích ra từ chính biến cố này. Khi suy niệm về biến cố Truyền Tin này, chúng ta được biết sứ thần Gabriel của Thiên Chúa đã đến và công bố rằng: Con Thiên Chúa sẽ đến và mang lấy nhân tính, mang lấy xác phàm từ chính xác phàm của Mẹ Maria, nơi cung lòng của Mẹ Maria. Và Mẹ đã thưa xin vâng. Hay nói một cách khác, sứ thần của Thiên Chúa hôm nay muốn kể cho chúng ta ba câu chuyện.
Sứ thần của Thiên Chúa muốn kể cho chúng ta câu chuyện thứ I: đó là có một cuộc hoán chuyển nhiệm mầu đã xảy ra vào biến cố Truyền Tin hôm đó. Cuộc hoán cải đó nhiệm mầu đến nỗi, khi suy niệm về nó Đức Giáo Hoàng Lêô Cả đã phải thốt lên: “Thật không thể nào hiểu thấu được mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người. Đấng tạo dựng nên đất trời và con người nay lại làm con của loài người. Đấng Tạo Hóa nay lại làm con của thụ tạo mình.” Cũng trong cùng một dòng suy tư đầy ngưỡng mộ đó, Thánh Âugustinô đã viết: “Đấng mà muôn loài phải vâng phục, nay lại vâng phục chính loài thụ tạo của mình.” Thật là một cuộc hoán chuyển lớn lao! Một Thiên Chúa nay lại hoán đổi vị trí để được trở nên con của thọ tạo của chính mình.
Hãy thử quay về với sách Sáng Thế và tìm xem ở đó viết gì. Ngay từ những chương đầu, sách Sáng Thế ghi lại khi Thiên Chúa tạo dựng chúng ta, trong đó có đoạn như thế này: “Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa tạo dựng con người giống Thiên Chúa. Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ” (St 1:27) Trong một trình thuật khác kể rằng: “Thiên Chúa lấy đất rồi nắn lên con người theo hình ảnh của Ngài. Thiên Chúa thổi sinh khí vào lỗ mũi của con người và con người trở thành sống động” (St 2:7). Như thế Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, là Đấng nắn đúc nên con người; Ngài là cha, là mẹ của con người và Ngài ban cho con người sự sống.
Hãy thử quay về với sách Sáng Thế và tìm xem ở đó viết gì. Ngay từ những chương đầu, sách Sáng Thế ghi lại khi Thiên Chúa tạo dựng chúng ta, trong đó có đoạn như thế này: “Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa tạo dựng con người giống Thiên Chúa. Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ” (St 1:27) Trong một trình thuật khác kể rằng: “Thiên Chúa lấy đất rồi nắn lên con người theo hình ảnh của Ngài. Thiên Chúa thổi sinh khí vào lỗ mũi của con người và con người trở thành sống động” (St 2:7). Như thế Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, là Đấng nắn đúc nên con người; Ngài là cha, là mẹ của con người và Ngài ban cho con người sự sống.
Nhưng nay, trong biến cố Truyền Tin, đã có một khoảnh khắc, trong thời gian và không gian lịch sử này, đã có một cuộc hoán chuyển nhiệm mầu. Đấng Hóa Công đó nay lại trở thành con của thọ tạo của mình. Con Thiên Chúa xuống thế làm người được nắn đúc thành hình trong cung lòng của một thụ tạo của Ngài. Và thụ tạo ấy, theo một góc nhìn nào đó đã trở thành như “Đấng Tạo Hóa” đối với Thiên Chúa của mình. Trở thành cha mẹ của chính Thiên Chúa của mình. Một sự hoán chuyển nhiệm mầu và điều đó xảy ra cách cụ thể nơi con người, cung lòng và tâm hồn của Mẹ Maria.
Sứ thần lại kể cho chúng ta nghe câu chuyện thứ II: đó là đã có một sự kết hiệp mật thiết, nên một giữa Thiên Chúa và con người cho đến nổi không thể và không gì có thể tách rời.
Sứ thần lại kể cho chúng ta nghe câu chuyện thứ II: đó là đã có một sự kết hiệp mật thiết, nên một giữa Thiên Chúa và con người cho đến nổi không thể và không gì có thể tách rời.
Chúng ta hãy một lần nữa lại trở về với sách Sáng Thế. Khi ở đó tường thuật lại cho ta việc Thiên Chúa tạo dựng Adam và Evà. Khi Thiên Chúa tạo dựng Adam xong, Ngài thấy ông này ở một mình buồn quá. Chúa bảo ông này ở một mình không tốt. Thế là Ngài rút một cái xương sườn (tuy đây chỉ là hình ảnh biểu tượng) và tạo dựng nên Evà. Sau đó Ngài dắt Evà đến với Adam. Ngay khoảnh khắc gặp mặt đầu tiên đó thì Adam reo vui lên và nói “đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (St 2:23); nàng và tôi là một xương một thịt.
Hôm nay trong biến cố Truyền Tin câu chuyện nên một thân xác đó lại xảy ra với Adam mới và với Evà mới là tất cả nhân loại này. Trong biến cố Truyền Tin và khi cung lòng và tâm hồn của Mẹ mở ra để thưa xin vâng với Thiên Chúa, thì ngay lập tức Con Thiên Chúa xuống thế làm người nơi cung lòng của Mẹ và trở nên “một xương, một thịt với con người.” Ngài trở thành một con người đích thực mang một thân thể, một dòng máu, một tâm hồn và một nhân tính giống như mỗi người chúng ta hoàn toàn, cho đến nỗi chúng ta có thể chiêm ngắm Đức Giêsu Kitô và thân thưa với Ngài rằng: Chúa là xương bởi xương con, Chúa là thịt bởi thịt con. Chúa và con là một.
Kể từ giây phút nhiệm mầu đó, kể từ cái hôm nay đó, cái giờ khắc thiêng liêng đó, nhân loại này đã thuộc trọn vẹn về Thiên Chúa. Một sự nên một không thể tách rời, cho dẫu là tội lỗi, cho dẫu là sự dữ. Không có bất cứ một quyền lực nào ở thế gian này cũng như trên trời và dưới đất giờ đây có thể tách con người ra khỏi Thiên Chúa được nữa. Bởi vì Thiên Chúa và con người đã nên một với nhau gần cho đến nỗi không thể gần hơn và ở trong nhau sâu cho đến nỗi không thể sâu hơn được nữa. Như chính thánh Phaolô quả quyết trong thư gửi tín hữu Rôma: “tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, chiều cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Ðức Kitô Giêsu” (Roma 8: 38 – 39). Quả là một sự kết hiệp nên một diệu kỳ! Sứ thần còn kể cho chúng ta nghe câu chuyện thứ III: Đó là câu chuyện về Đấng Đầy Ẩn Sủng.
Chúng ta hãy trở về với thời Xuất Hành. Ở đó chúng ta đọc thấy câu chuyện Xuất Hành và trong biến cố Xuất Hành đó, dân Chúa đã ở trong sa mạc 40 năm. Trong cuộc hành trình đó, Thiên Chúa luôn đi giữa dân người và cách thế để Thiên Chúa hiện diện ở giữa dân Người là gì: – Thưa, Thiên Chúa truyền cho họ dựng nên một cái Nhà Tạm và gọi là Lều Hội Ngộ. Trong Lều Hội Ngộ đó đặt Hòm Bia của Thiên Chúa. Trong Hòm Bia đó có Mười Giới Răn mà chính Thiên Chúa đã viết bằng lửa và trao cho Môisê.
Cứ mỗi lần Môisê và dân của Thiên Chúa muốn gặp Ngài để thỉnh ý của Ngài, thì Môisê đại diện cho dân bước vào Lều Hội Ngộ, nơi có để Hòm Bia Thiên Chúa. Khoảnh khắc đó, với hình một đám mây bao phủ lấy Lều Hội Ngộ, và Thiên Chúa xuống và đàm đạo với con người.
Biến cố đó nay lại xảy ra trong lịch sử một lần nữa vào cái giờ khắc mà ta gọi là huyền diệu kể trên, vào giây phút mà người thiếu nữ Maria thưa Xin Vâng. Cái Hôm Nay đó của lời Xin Vâng đã trở thành Hôm Nay Vĩnh Cửu. Kể từ cái Hôm Nay đó thì giờ đây Thiên Chúa không chọn một cái lều vải để mà ngự xuống. Không chọn một cái Hòm Bia bằng gỗ Bá Hương để ngự vào nữa, nhưng Thiên Chúa chọn một thân xác với một tâm hồn tinh khiết của Đức Maria và Ngài ngự vào trong đó. Đức Maria trở thành Hòm Bia Giao Ước mới của Thiên Chúa. Đức Maria trở thành Lều Hội Ngộ của Thiên Chúa. Chính nơi Mẹ, Thiên Chúa hiện diện cách trọn vẹn và cụ thể cho đến nỗi ai đến với Mẹ, ai bước vào trong Lều Hội Ngộ, trong tương quan với Đức Maria, thì chắc chắn người đó sẽ gặp thấy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa và Con của Mẹ Maria; mà hễ ai thấy Ngài là Thấy Chúa Cha.
Đó cũng là một nét rất đặc biệt của bức ảnh Đức Mẹ Núi Cát Minh mà chúng ta vẫn thấy. Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu, ánh mắt của Mẹ nhìn chúng ta mỗi người, bàn tay của Mẹ giới thiệu Đức Giêsu, và áo choàng của Mẹ như muốn ôm trọn tất cả chúng ta; như thể một lần nữa Mẹ muốn trở nên Lều Hội Ngộ để chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa. Mẹ như thể đang tiếp tục mời gọi mỗi người chúng ta: Con ạ! Hãy đến đây, hãy bước vào trong lều hội ngộ này, hãy đi vào tương quan yêu mến với Mẹ. Con sẽ được gặp chính Thiên Chúa và con sẽ được đàm đạo với Ngài. Qua việc sùng kính Đức Mẹ với kinh Mân Côi, là chúng ta đang chiêm ngắm những mầu nhiệm như thế đó. Chúng ta đang được mời gọi hãy lại gần Mẹ, đi vào Lều Hội Ngộ với Mẹ để gặp gỡ Thiên Chúa cùng Mẹ.
Đó cũng là một nét rất đặc biệt của bức ảnh Đức Mẹ Núi Cát Minh mà chúng ta vẫn thấy. Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu, ánh mắt của Mẹ nhìn chúng ta mỗi người, bàn tay của Mẹ giới thiệu Đức Giêsu, và áo choàng của Mẹ như muốn ôm trọn tất cả chúng ta; như thể một lần nữa Mẹ muốn trở nên Lều Hội Ngộ để chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa. Mẹ như thể đang tiếp tục mời gọi mỗi người chúng ta: Con ạ! Hãy đến đây, hãy bước vào trong lều hội ngộ này, hãy đi vào tương quan yêu mến với Mẹ. Con sẽ được gặp chính Thiên Chúa và con sẽ được đàm đạo với Ngài. Qua việc sùng kính Đức Mẹ với kinh Mân Côi, là chúng ta đang chiêm ngắm những mầu nhiệm như thế đó. Chúng ta đang được mời gọi hãy lại gần Mẹ, đi vào Lều Hội Ngộ với Mẹ để gặp gỡ Thiên Chúa cùng Mẹ.
Xong Lều Hội Ngộ không chỉ dừng lại ở đó, vì chính chúng ta cũng có thể trở thành lều hội ngộ, trở thành hòm bia để chính Thiên Chúa ngự nơi tâm hồn và nơi con người, nơi thân xác của chúng ta, để ân sủng của Chúa sinh hoa kết trái nơi chính những chọn lựa sống của chúng ta.
Nói đến đây tôi nhớ đến hình ảnh rất đẹp mà trong dịp hè vừa qua tôi đã được chứng kiến trong một lần đi giảng tĩnh tâm tại một cộng đoàn dòng tu. Tại cộng đoàn này các sơ có chăm sóc các cháu bị rối loạn nhiễm sắc thể hay chúng ta thường gọi là bệnh Down. Cứ mỗi buổi chiều khi gia đình đến đón các cháu. Tôi cứ quan sát những người cha, người mẹ chăm chút cho những đứa con thiểu năng của họ. Lạ một nỗi là dường như có một điểm chung là họ tỏ ra thương yêu các cháu cách đặc biệt. Ở đó, nơi tình thương của họ như một sự bù đắp, như có cái gì đó bao trùm lên cả cuộc đời các cháu. Vì khi quan sát như vậy, tôi tự hỏi: – các bậc cha mẹ này mong gì nơi những đứa con khiếm khuyết của mình? Họ hy vọng gì và chờ đợi gì nơi các cháu? Chắc chắn họ không chờ đợi và hy vọng các cháu sẽ lớn và sẽ trở thành ông nọ bà kia như những đứa trẻ bình thường. Nghĩ tới đó tôi đã thực sự thấy thấm thía cái gọi là: – một tình yêu cho đi mà không đòi lại bao giờ! Tình cha nghĩa mẹ là thế đó! Điều đó ta gọi là gì, nếu không phải là TIN! điều đó ta gọi là gì, nếu không phải là XIN VÂNG!
Nói đến đây tôi nhớ đến hình ảnh rất đẹp mà trong dịp hè vừa qua tôi đã được chứng kiến trong một lần đi giảng tĩnh tâm tại một cộng đoàn dòng tu. Tại cộng đoàn này các sơ có chăm sóc các cháu bị rối loạn nhiễm sắc thể hay chúng ta thường gọi là bệnh Down. Cứ mỗi buổi chiều khi gia đình đến đón các cháu. Tôi cứ quan sát những người cha, người mẹ chăm chút cho những đứa con thiểu năng của họ. Lạ một nỗi là dường như có một điểm chung là họ tỏ ra thương yêu các cháu cách đặc biệt. Ở đó, nơi tình thương của họ như một sự bù đắp, như có cái gì đó bao trùm lên cả cuộc đời các cháu. Vì khi quan sát như vậy, tôi tự hỏi: – các bậc cha mẹ này mong gì nơi những đứa con khiếm khuyết của mình? Họ hy vọng gì và chờ đợi gì nơi các cháu? Chắc chắn họ không chờ đợi và hy vọng các cháu sẽ lớn và sẽ trở thành ông nọ bà kia như những đứa trẻ bình thường. Nghĩ tới đó tôi đã thực sự thấy thấm thía cái gọi là: – một tình yêu cho đi mà không đòi lại bao giờ! Tình cha nghĩa mẹ là thế đó! Điều đó ta gọi là gì, nếu không phải là TIN! điều đó ta gọi là gì, nếu không phải là XIN VÂNG!
Thiên Chúa đã cho người những người cha người mẹ ấy những khoảnh khắc để dọn lòng, để đón nhận. Họ đã đón nhận với tất cả lòng tin và lời xin vâng quyết liệt nhất. Họ đã nên điểm tựa, nên sự kết hiệp, nên lều hội ngộ của tình thương. Họ đã nên dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa. Khoảnh khắc họ xin vâng với tất cả niềm tin đó, Thiên Chúa bước vào cuộc đời. Thế nên, khi chúng ta biết thưa xin vâng để đón nhận tất cả; để xin Chúa hãy thực hiện tất cả những gì mà Chúa muốn trên cuộc đời của mình. Thì ngay lập tức ánh sáng được chiếu tỏa, vì chính Thiên Chúa là ánh sáng thế gian. Và nơi đâu có ánh sáng của Thiên Chúa thì nơi đó bóng tối của sự dữ, của tội lỗi, của bệnh tật bị xóa tan. Như thế, cung lòng của mỗi chúng ta có thể trở thành nhà tạm, lều hội ngộ, hòm bia của Thiên Chúa Hằng Sống. Nơi đó Con Thiên Chúa ngự trị.
Bàn Tiệc Thánh Thể và khoảnh khắc khi chúng ta thưa “Amen” là giây phút mà Đức Chúa Trời ở cùng bà, cùng ông, cùng anh, cùng chị, và cùng em. Đó là giây phút quyền năng của Đấng Tối Cao rợp bóng trên chúng ta. Đó là giây phút mà Đức Giêsu Kitô – Ngôi Lời của Thiên Chúa – lại được sinh ra một lần nữa vào trong cung lòng mỗi người chúng ta. Và chúng ta trở thành đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.
Nơi Bàn Tiệc Thánh Thể chúng ta được nên một trọn vẹn với Ngài, cho đến nỗi có thể nói rằng thân xác, máu thịt của mỗi chúng ta là thân xác, máu thịt của Đức Giêsu Kitô, bởi Máu Thánh và Mình Thánh của Ngài tan chảy vào, hòa vào làm một nơi con người cụ thể, nơi tâm hồn của chúng ta cho đến nỗi khi rước Chúa, chúng ta có thể nói với Chúa rằng, Chúa là “xương bởi xương con, thịt bởi thịt con”. Và Chúa cũng sẽ nói với mỗi người chúng ta “con là xương bởi xương Thầy, thịt bởi thịt Thầy”. Một sự hoán chuyển nhiệm mầu! Chúa và con nên một. Cũng từ giây phút đó, chúng ta cũng trở nên cha mẹ, anh chị em và là người nhà của Thiên Chúa. Vì Chúa nói : “Ai lắng nghe và cưu mang lời Chúa là anh chị em Ta, là Cha Ta và là Mẹ Ta.”
Vì thế khi chúng ta quây quần cầu nguyện bằng lời kinh Mân Côi là chúng ta đang cử hành mầu nhiệm Thiên Chúa ở giữa loài người chúng ta. Ở đó, chúng ta đang dần trở nên những người đầy ân sủng, và dần ý thức mình là những người có Thiên Chúa ở cùng. Sâu sa hơn nữa, chúng ta cũng được mời gọi trở Maria mới đón nhận Lời Chúa, cưu mang Lời Chúa và sinh hạ Lời Chúa cho thế giới chúng ta.
Vì thế khi chúng ta quây quần cầu nguyện bằng lời kinh Mân Côi là chúng ta đang cử hành mầu nhiệm Thiên Chúa ở giữa loài người chúng ta. Ở đó, chúng ta đang dần trở nên những người đầy ân sủng, và dần ý thức mình là những người có Thiên Chúa ở cùng. Sâu sa hơn nữa, chúng ta cũng được mời gọi trở Maria mới đón nhận Lời Chúa, cưu mang Lời Chúa và sinh hạ Lời Chúa cho thế giới chúng ta.
Niềm vui của việc cử hành Kinh Mân Côi chính là việc chúng ta được thần hóa dần trong việc dự phần vào mầu nhiệm tình yêu. Và theo cách đó thì chúng ta cũng có thể bắt chước thánh Phaolô và có thể chào nhau là: các thánh của Thiên Chúa. Chúng ta cũng có thể nói theo cách của sứ thần chào Mẹ Maria và chào nhau là: kính chào những người đầy ân sủng của Thiên Chúa. Đó là bởi vì chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời ở cùng mỗi chúng ta, và ơn sủng của Thánh Thần Thiên Chúa rợp bóng trên chúng ta cùng với sự hiện diện Đức Giêsu Kitô mà chúng ta tiếp rước vào trong tâm hồn và cuộc đời của mình mỗi ngày. Và tất cả mọi người chúng ta đều trở thành những người đầy ân sủng.
Nguyện xin Chúa giúp chúng ta qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria để tháng 10 này sẽ là tháng của những bông hoa Mân Côi đẹp xinh trang điểm thêm vào cuộc đời mỗi người chúng ta.
Nguyện xin Chúa giúp chúng ta qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria để tháng 10 này sẽ là tháng của những bông hoa Mân Côi đẹp xinh trang điểm thêm vào cuộc đời mỗi người chúng ta.
Lm. Giuse Trần Thanh Trung, O.Carm.
Nguồn tin: dongcatminh.org
Nguồn tin: dongcatminh.org