Icon Collap
...
Trang chủ / ĐTC PHANXICO: CÁC BẬC CHA MẸ ĐỪNG QUÊN CHƠI VỚI CON CÁI

ĐTC PHANXICO: CÁC BẬC CHA MẸ ĐỪNG QUÊN CHƠI VỚI CON CÁI

Rôma, Ý, 07/05/2018 (MAS) – “Đức Thánh Cha!”, “Phanxicô!”, “A Francé! (Một thổ ngữ của người Rôma). Người dân gào thét và hát khi Đức Giáo Hoàng đến giáo xứ Bí Tích Thánh, ở một quận lao động Tor de’ Schiavi. Đức Bergolio đến bằng xe hơi trước 4g chiều và được Đức Hồng Y Chavez và Tagle và cha chánh xứ Don Maurizio đón tiếp và tháp tùng Ngài vào giữa đám đông vui tươi và náo nhiệt đang giơ những chiếc điện thoại thông minh và các bảng biểu trong sân nhà thờ.

Đức Bergolio nỗ lực để chào hết mọi người và thỏa mãn mọi yêu cầu: ban phép lành, những cái ôm, những bức hình…Ngài vỗ về trẻ nhỏ được các bậc cha mẹ giơ lên cho Ngài, ngay cả những cháu vài tháng tuổi như Charlotte là cháu bé mà Đức Giáo Hoàng giả bộ lấy đi cái núm vú giả; Ngài đùa với các trẻ nhỏ với câu hỏi: “Các con đi học có ngoan không?” Ngài hỏi một trong số các bé, “cũng bình thường”, cậu bé trả lời, khiến Đức Giáo Hoàng mỉm cười.

Giai đoạn đầu trong chuyến thăm mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là thăm cộng đoàn này ở vùng ngoại ô phía đông của Rôma, là từ trái tim đến trái tim với bốn đại diện của phần hỏi đáp. Người đầu tiên là Mauro một người tự giới thiệu mình là một thành viên của một “gia đình không bình thường”, một gia đình dù sao cũng không ngăn cản ông trong việc hòa hợp với lối sống xã hội của giáo xứ. Thực vậy, Mauro là một trong những người đi đầu của phần vấn đáp và quan ngại của ông là: “Làm sao chúng con có thể giúp cho các bậc cha mẹ hiểu để không bỏ mặc con cái họ một mình?”

“Anh đã chạm vào một vết thương – các trẻ em”, Đức Giáo Hoàng trả lời, “trẻ em lớn lên mà không có một gia đình tại nhà vì người cha bận rộn làm việc, cả người mẹ nữa, thì những đứa trẻ này mang lấy kết cục là khi lớn lên thường là cô đơn, đôi khi có một người bà, là người sẽ giúp rất nhiều, các bậc ông bà là một kho tàng” (một điều tội nghiệp là họ thường được bao gồm trong “danh mục người bị loại bỏ” và chỉ được hỏi đến “khi các vị ấy nhận lương hưu”, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh với sự đắng cay).

Thật không may, đây là điều mà thế giới này đang vây quanh: “Công việc quan trọng”. Và “nền văn hóa này là tàn bạo”. Tuy nhiên, vấn đề, Đức Giáo Hoàng chỉ ra, là “khi trẻ em lớn lên một mình, không có đối thoại với ba mẹ chúng”, thì chúng mang lấy rủi ro là đánh mất “các giá trị quan trọng của cuộc sống”, khởi đi từ đức tin, một điều “chỉ được thông truyền theo phương ngữ”. Đó là, qua ngôn ngữ chính thức ấy mà sự khôn ngoan và tình yêu đi với nhau trong mọi gia đình. “Những điều tốt đẹp, những giá trị nền tảng được học theo tiếng bản địa”, vì thế mọi cha mẹ phải tìm một cách thế, được các bậc ông bà giúp đỡ, để hiện diện với con em của mình. Bằng không “chúng sẽ trở nên yếu dần, đó là một vấn đề sống còn mà một gia đình có thể mang lại cho bạn và làm cho bạn lớn lên mạnh mẽ”, Đức Giáo Hoàng nói. Ngay cả việc chỉ chơi vào buổi tối cũng được, khi các bậc cha mẹ đi làm về: “Nhưng thưa cha, con mệt, con muốn xem TV…” “Không!” “Thật là một nền tảng để biết cách lãng phí thời gian với con cái các bạn” và trò chuyện với chúng bằng “thứ phương ngữ của tình yêu này”, Đức Bergolio nói. Vì “điều mà bạn không học trong gia đình, thì rất có thể bạn sẽ không học ở bên ngoài”.

Với cùng một sự gần gũi Đức Giáo Hoàng trả lời cho Simona, thuộc nhóm giới trẻ của giáo xứ, là bạn đã bác bỏ một sự thiếu thể hiện tình yêu về phía các vị mục tử. “Nhưng họ có thật sự yêu thương chúng con không?” Theo câu hỏi của con thì câu của Cha sẽ là một chiếc gậy đánh thằng vào họ, các linh mục và giám mục và ngay cả các nữ tu”, Đức Phanxicô cười. Rồi Ngài mời gọi mọi người – linh mục, nữ tu, tu sĩ, giám mục, và hồng y và thậm chi là cả Giáo Hoàng – “hãy làm gương sáng” và “sự nhất quán” vì đó là điều mang lại “bầu khí tốt lành” cho một giáo xứ. Cũng thật quan trọng để có “lối sống” của sự gần gũi, nhất quán, và làm chứng”. Bằng không, sẽ có một mối nguy “của việc có một giáo xứ nguội lạnh và chức năng, nói mà mọi thứ đều tốt trừ tâm hồn. Một “giáo xứ tan vỡ”.

Đức Giám Mục Rôma sau đó tiếp tục nói về “làm chứng” ngay cả với bé Beatrice, một bé gái mồ côi cha 15 tuổi mà, chỉ sau nỗi đau buồn nghiêm trọng ngày, đã đến nhà thờ khám phá ra ở nơi đó “một nơi của tình yêu”. “Đối với nhiều bạn đồng trang lứa thì đây không phải là vấn đề. Thật chán, con phải làm gì?” bé hỏi Đức Giáo Hoàng. Ngài trả lời bằng sự hài hước và thực tế: “Các bạn của con đúng đấy. Thường, một số mục tử, giáo dân, nữ tu thật sự chán ngắt. Gương mặt của họ như đưa đám. Thay vào đó “Tin Mừng luôn mang lại niềm vui”. Đó không phải là vấn đề mang lấy “nụ cười giả tạo”, giống như của “những người đã phải làm thế bằng không thì sẽ mất việc”, nhưng là để thông truyền một niềm vui đúng đắn “vốn là quà tặng của Chúa Giêsu phục sinh”.

Đây là cách mà Giáo Hội phát triển: “Qua sự lôi cuốn cứ không phải vì cải đạo”, Đức Giáo Hoàng lặp lại một lần nữa. Và điều này đúng với mọi người, ngay cả đối với người giáo dân “là người mà tôi thấy đôi khi đắng cay hơn, với gương mặt nhăn nhó so với các linh mục hay tu sĩ. Khi một người giáo dân không hòa hợp tốt vào một giáo xứ, thì họ sẽ bắt đầu một kiểu trò chơi quyền lực, một cuộc đấu đá nội bộ…và đôi khi bạn thấy người ta là những người, đúng, tốt, họ làm việc tại Hội Công Giáo Tiến Hành, tại Caritas nhưng họ luôn quá căng thẳng, họ không tự do, tôi không biết, có lẽ họ đang tìm kiếm một kiểu thăng tiến. Người tốt mà lại không có sự tự do của niềm vui Tin Mừng”, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh. Niềm vui, Ngài khẳng định, do đó không phải là một chọn lửa, mà là “một điều kiện”. Và “Nếu bất cứ ai trong số những người này đang làm việc tại giáo xứ đang dùng bữa sáng với dấm rồi thay đổi, uống café và sữa, thì sẽ làm việc tốt hơn nhiều”.

Sự trao đổi sau cùng diễn ra giữa Đức Giáo Hoàng và bé Mattia, một thiếu sinh 10 tuổi xin cầu nguyện cho mẹ của cậu bé sẽ trải qua cuộc phẫu thuật. “Điều mà Matthias thực hiện là một điều mà các con, các bé trai bé gái, phải luôn thực hiện: cầu nguyện cho cha mẹ của các con. Họ cầu nguyện cho các con, nhưng các con có cầu nguyện cho họ? Hay các con chỉ cầu nguyện trong niềm hy vọng là cha mẹ các con sẽ cho con một món quà?”, Đức Giáo Hoàng đặt câu hỏi. “Các bậc cha mẹ cần lời cầu nguyện của các con, và khi họ gặp vấn đề, một căn bệnh, thì các con thậm chí còn phải cầu nguyện hơn nữa”.

Âu Dương Duy (Theo Vatican Insider)

Truyền thông Hội Mẹ Hằng Cứu Giúp và Thánh Anphongso

Bình luận
error: Content is protected !!