Ngài đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong lời tựa viết cho cuốn sách của Linh Mục Aldo Buonaiuoto, thuộc cộng đoàn Gioan XXIII, tựa đề “Các phụ nữ bị đóng đanh. Nỗi hổ nhục của nạn buôn người do đường phố kể lại”. ĐTC viết trong lời tựa: “Vào một ngày thứ sáu trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa tôi đã vào thăm một nhà tiếp đón của Cộng doàn Gioan XXIII, tôi đã không nghĩ rằng mình tìm thấy trong đó các phụ nữ hị hạ nhục, bẻ gẫy và thử thách đến như thế.Họ thực là các chị em bị đóng đanh. Trong căn phòng nơi tôi đã gặp gỡ các thiếu nữ được giải thoát khỏi nạn buôn bán và bị bắt buộc mại dâm, tôi đã hít thở tất cả nỗi đớn đau, sự bất công và hậu quả của bạo lực đàn áp. Một dịp để sống trở lại các vết thương của Chúa Kitô. Sau khi lắng nghe các lời kể cảm động và vô cùng nhân bản của các chị em phụ nữ đáng thương này, có vài người bế con nhỏ trên tay, tôi đã cảm thấy ước muốn mạnh mẽ, hầu như là một đòi buộc phải xin lỗi họ vì những tra tấn họ đã phải chịu vì các khách hàng mà nhiều người tự định nghĩa mình là tín hữu kitô. Đây là một thúc đẩy khác nữa phải cầu nguyện cho việc đón tiếp các nạn nhân của nạn buôn bán cưỡng bách mại dâm và của bạo lực.
Không bao giờ có thể buôn bán một người. Vì thế tôi vui mừng có thể quảng bá tác phẩm quý báu can đảm của việc cứu giúp và phục hồi mà cha Aldo Buonaiuto đã làm từ biết bao năm nay, theo gương đặc sủng của cha Oreste Benzi. Điều này cũng bao gồm việc đương đầu với các nguy hiểm và trả thù của nạn tội phạm biến các thiếu nữ này thành nguồn lợi nhuận bất hợp pháp và đáng xấu hổ của họ.
Tôi mong rằng cuốn sách này được đón nhận càng rộng rãi bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, để khi hiểu biết các câu nguyện đàng sau biết bao nhiêu nạn nhân của tệ nạn buôn người, chúng ta có thể hiểu rằng nếu không ngăn chặn số cung của các khách hàng cao như vậy, thì sẽ không thể chống lại việc khai thác và hạ nhục các sự sống vô tội. ĐTC viết tiếp trong lời tựa: Sự thối nát là một căn bệnh không thể tự dừng lại một mình, cần phải có một ý thức trên bình diện cá nhân và tập thể cả như là Giáo Hội, để thực sự giúp các chị em xấu số này và ngăn chặn sự gian ác đổ xuống trên các thụ tạo giòn mỏng và không được bênh đỡ nhất. Bất cứ hình thức mại dâm nào cũng là một kiểu nô lệ, một hành động tội phạm, một thói xấu đáng tởm nhầm lẫn việc làm tình với việc thỏa mãn các bản năng của mình bằng cách tra tấn một phụ nữ không phương thế tự vệ.
Nó là một vết thương đối với lương tâm cộng đoàn, một lệch lạc đối với trào lưu tưởng tượng. Là bệnh hoạn tâm thức coi một phụ nữ như thể một món hàng để sử dụng và vất đi. Nó là một bệnh tật của nhân loại, một kiểu suy tư sai lầm của xã hội. Giải thoát các phụ nữ nô lệ này là một cử chỉ của lòng thương xót và là một bổn phận của tất cả mọi người thiện chí. Chúng ta, các cá nhân cũng như các cơ cấu không thể thờ ơ trước tiếng kêu than đau đớn của họ. Không ai được phép ngoảnh mặt đi hay rửa tai khỏi máu vô tội đổ ra trên các nẻo đường thế giới.
30 tháng 7 hôm nay cũng là Ngày quôc tế chống tệ nạn buôn người. Theo thông cáo của tổ chức UNICEF hiện có 23% nạn nhân là trẻ em và người trẻ vị thành niên. Trong các nước thuộc Liên Hiệp Âu châu các em là nạn nhân của kỹ nghệ tình dục. 95% nạn nhân là phụ nữ và thiếu nữ. Ngoài mọi hình thức bị khai thác tình dục, họ còn phải chịu nhiều bạo lực khác thể lý cũng như tinh thần và bị tước đoạn tự do cá nhân.
Bản tường trình của Ủy ban phụ nữ tỵ nan công bố với tổ chức UNICEF hồi tháng ba năm nay cũng cho biết lộ trình tỵ nạn tại Địa Trung Hải bao gồm rất nhiều nguy cơ bạo lực tình dục trên người tỵ nạn tìm đến Italia. Đây là tệ nạn thường xuyên xảy ra tại các nước nguồn gốc, các nước chuyển tiếp và đôi khi trở thành hình thức khai thác tại các quốc gia người tỵ nạn được tiếp đón (REI 29-7-2019)