Icon Collap
...
Trang chủ / Đức Phanxicô: “kế hoạch để vực dậy” sau  coronavirus

Đức Phanxicô: “kế hoạch để vực dậy” sau  coronavirus

Đức Phanxicô, “kế hoạch để vực dậy” sau  coronavirus

Đức Phanxicô lấy bút giấy và gởi suy nghĩ của mình cho tạp chí Tây Ban Nha Vida Nueva. “Nếu có một cái gì chúng ta hiểu, thì đó là không ai tự mình cứu mình được.”

Đức Phanxicô đưa ra một “kế hoạch để vực dậy” sau khi thời gian khẩn cấp của coronavirus đi qua.

Trong một bài báo viết cho tạp chí Tây Ban Nha Vida Nueva, ngài mô tả đại dịch như băng thử nghiệm đối diện với các bất công của thế giới: nếu chúng ta tìm được kháng thể để đánh bại coronavirus, thì chúng ta cũng phải tìm kháng thể của công lý và đoàn kết để đánh bại bao nhiêu tệ nạn tác động trên thế giới.

Đức Phanxicô đặt nền tảng suy tư của mình trên hy vọng Phục Sinh của Chúa Giêsu; ngài thấy cuộc khủng hoảng này là dịp để chúng ta đoàn kết như một dân tộc; ngài nhấn mạnh, thời gian khủng hoảng là để bắt đầu lại và thay đổi, và thấy gương mẫu nơi những người mà trong thời gian qua đã tận tụy hy sinh cho người khác, bất chấp nguy hiểm đến mạng sống mình, kể cả những người có trách nhiệm phải ở nhà để tránh lây lan.

Đây là một bài viết dài với một vài ghi chú và rất nhiều suy tư trong tinh thần Thánh I-Nhã mà Đức Phanxicô viết cho báo Vida Nueva.

Bài viết bắt đầu bằng lời Chúa khen các bà trước ngôi mộ trống, “niềm vui” này giống như lời khiêu khích trong lúc đại dịch. Tuy nhiên các phụ nữ này là tấm gương của Đức Phanxicô, vì họ không ở một chỗ và hãi sợ, họ đến ngôi mộ và vì thế họ là gương mẫu của Đức Phanxicô.

Đức Phanxicô viết: “Nếu chúng ta có thể học được điều gì đó trong lúc này, thì đó là không ai có thể tự mình cứu mình. Các biên giới sụp đổ, các bức tường bị hạ, các bài diễn văn cơ bản tan biến trước sự hiện diện gần như không thể nhận ra, biểu hiện cho sự mong manh mà chúng ta được tạo ra.”

Theo Đức Phanxicô, “cần phân định và dáp ứng nhịp đập của Thần Khí, Đấng ban sự sống cùng với tất cả động lực có thể làm chứng và hướng đến cuộc sống mới mà Chúa muốn tạo ra trong giai đoạn lịch sử cụ thể này.”

Do đó có lời mời vui mừng. Một khiêu khích trong lúc mà sau mọi sự, chúng ta cảm thấy mình như “các môn đệ đầu tiên đi đến ngôi mộ”, khi chung quanh bao trùm một bầu khí đau đớn và bất an, “tác động của những gì đã xảy ra, đã được loan báo và mặc khải”, và sự mất phương hướng, sự tê liệt tạo ra do người thân đã qua đời, do những gì xảy đến  cho người thân của chúng ta.

Đức Phanxicô muốn nhấn mạnh, “mỗi cá nhân không phải là một hành động biệt lập. Dù tốt hay xấu, điều này cũng có hệ quả trên người khác, buộc tất cả kết nối trong căn nhà chung.” Ngài nhấn mạnh, “nếu các cơ quan y tế ra lệnh cách ly trong nhà, thì chúng ta là những người làm cho điều này được tôn trọng, chúng ta ý thức trách nhiệm của mình trong việc chiến đấu với đại dịch.”

Đức Phanxicô rất mong lật ngược quan điểm để nhắc mọi người đó là dứt khoát, không phải chi một phần guồng máy ra lệnh. Đại dịch là “bài học sẽ phá vỡ mọi chủ nghĩa an bài mà chúng ta rơi vào đó, nhưng là dịp để chúng ta thấy mình là người sáng tạo, là nhân vật chính của một lịch sử chung và như thế có thể trả lời chung cho nhiều tệ nạn mà hàng triệu anh chị em phải chịu đựng trên thế giới.”

Đức Phanxicô nói thêm: “Muốn làm được điều này, nếu chúng ta hành xử như chỉ là một dân tộc thì ngay cả khi đối diện với các đại dịch khác, chúng ta có thể có một tác động thực sự.”

Lời kêu gọi của Đức Phanxicô là lời kêu gọi trách nhiệm, mà trên hết để trả lời với đại dịch như một thử nghiệm để đương đầu với tất cả vấn đề khác.

Đức Phanxicô hỏi: “Liệu chúng ta có cư xử có trách nhiệm với cơn đói mà nhiều người phải chịu, biết rằng thức ăn có đủ cho tất cả mọi người không? Chúng ta có tiếp tục quay lưng nhìn hướng khác với im lặng đồng lõa khi đối diện với các chiến tranh được nuôi dưỡng bằng tham vọng muốn thống trị và quyền lực không? Liệu chúng ta có sẵn sàng thay đổi lối sống làm cho nhiều người chìm đắm trong nghèo khổ để thúc đẩy và khuyến khích chúng ta sống đời sống thanh đạm, để có thể phân phối của cải cách công bằng hơn không? Liệu chúng ta sẽ áp dụng các phương tiện cần thiết để hạn chế sự tàn phá của môi trường trong cương vị một cộng đồng quốc tế hay chúng ta tiếp tục phủ nhận dù có bằng chứng?”

Đức Phanxicô lưu ý, “chắc chắn toàn cầu hóa dửng dưng” sẽ tiếp tục cám dỗ chúng ta, “mong sao chúng ta tìm được kháng thể công lý, bác ái và đoàn kết” để dám sống hài hòa giữa văn minh của tình yêu.”

Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn phanxico.vn

Bình luận
error: Content is protected !!