Để thờ phượng Chúa thì phải “ngước mắt” nhìn về Chúa, cẩn thận để không bị “giam hãm trong những hoang tưởng nội tâm làm dập tắt hy vọng”.
Việc thờ phượng Chúa như các đạo sĩ đã làm là điều “không dễ dàng cũng không ngay lập tức” và đòi hỏi sự trưởng thành thiêng liêng. Trong bài giảng, ĐTC Phanxico đã giải thích, con người có nhu cầu tự nhiên là thờ phượng, và nếu chúng ta không thờ phượng Chúa thì chúng ta sẽ thờ ngẫu tượng: thay vì là tín hữu, chúng ta là người thờ hình tượng. Ngài nói thêm: “Ai không thờ Chúa thì thờ ma quỷ.”
Cuộc sống là hành trình đến với Đấng yêu thương chúng ta
Theo gương các đạo sĩ, chúng ta được mời để được “hướng dẫn trên hành trình cuộc đời, vốn in dấu với những khó khăn không tránh khỏi của hành trình.” Thật vậy, “cuộc sống không phải là sự thể hiện kỹ năng, nhưng là hành trình đi đến với Đấng yêu thương chúng ta (…): bằng cách hướng về Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy sức mạnh để đi tới với niềm vui mới.” Vì thế chúng ta không nên để cả đời để nhìn vào “bản đồ nhân đức” chúng ta có, nhưng liên tục quay về với Chúa.
Đức Phanxicô nhấn mạnh, “thái độ tôn thờ của các đạo sĩ dẫn dắt chúng ta để chúng ta “nhìn ra ngoài bức màn của cái hữu hình, mà thường là sai lạc.” Trước một hài nhi, “cảnh tượng thật khiêm nhường và gần như không đáng kể” này, các đạo sĩ đã nhìn thấy sự hiện diện của Đấng tối cao, khác với vua Hêrôđê, ông đã không có cái nhìn này. Trong nghĩa này, các đạo sĩ mời gọi chúng ta đến với “chủ nghĩa hiện thực thần học”, nghĩa là “nhận thức thực tại của sự vật một cách khách quan, để cuối cùng hiểu Thiên Chúa đã tránh xa mọi phô trương.”
Bài đọc thêm: Tại sao ta lại rước Mình và Máu thánh Chúa?
Vì thế mỗi tín hữu kitô phải bỏ nhiều thì giờ hơn để thờ phượng, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến tính chất “nghiêm túc” của lời cầu nguyện này. Ngài nói tiếp: “Hành động thờ phượng trước hết là ngước nhìn Chúa, để không bị giam hãm trong những hoang tưởng nội tâm làm dập tắt hy vọng, không tạo vấn đề, không làm khó khăn cho cuộc sống”. Đó là “lời mời gọi hãy gác lại những mệt mỏi, những phàn nàn, (…) để giải thoát bản thân khỏi sự chuyên chế của cái tôi, luôn có xu hướng thu vào chính mình”.
Nhìn vấn đề theo một cách mới
Một hành vi như vậy không có nghĩa là phủ nhận thực tế, nhưng đúng hơn là “nhìn vấn đề theo một cách mới (…) biết rằng Chúa biết những tình huống khó khăn của chúng ta, lắng nghe tiếng kêu của chúng ta và không dửng dưng trước nước mắt của chúng ta”.
Đức Phanxicô nhận thấy: “Cái nhìn tự tin này tạo ra lòng biết ơn hiếu thảo. Ngược lại, khi chúng ta chỉ tập trung vào các vấn đề, nỗi sợ hãi xâm chiếm trái tim và tâm trí, làm nảy sinh (…) đau khổ, trầm cảm.” Khi một tình huống như vậy xảy ra, chúng ta phải có can đảm để phá vỡ vòng xích của những thành kiến, biết rằng thực tế thì lớn hơn các ý tưởng của chúng ta”.
Marta An Nguyễn dịch
Nguồn: Phanxico.vn