Icon Collap
...
Trang chủ / Khôn ngoan như Chúa Giê-su !

Khôn ngoan như Chúa Giê-su !

Hôm nay, Phúc âm mời gọi chúng ta chiêm ngắm hai khía cạnh trong nhân cách của Chúa Giêsu: Sự Khéo Léo và cách sử dụng Uy Quyền. Trước tiên chúng ta hãy nhìn xem Sự Khéo Léo của Chúa: Chúa biết cách sâu xa trong trái tim từng con người, Người biết nội tâm của mỗi người đến với Người. Và khi các thượng tế và kỳ lão trong dân đến gần Người để hỏi Người một cách tinh quái: “ Ông lấy quyền nào mà làm những điều này? Ai đã ban quyền ấy cho ông” (Mt 21,23), thì Chúa Giêsu đã nhìn thấy rõ sự giả dối của họ, nên Người đã trả lời họ bằng một câu hỏi khác: “Tôi cũng hỏi các ông một điều. Nếu các ông trả lời cho tôi, thì tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó. – Phép Rửa của Gioan bởi đâu mà có? Bởi trời hay bởi người ta?” (Mt 21,25). Họ không biết trả lời sao nữa, vì nếu nói Phép Rửa của Gioan đến từ Thiên Chúa là họ tự mâu thuẫn vì họ không tin vào Ông, còn nếu nói đến từ loài người thì họ đã lầm, bởi mọi người đều coi Gioan như một nhà tiên tri. Vì vậy, họ đang ở trong ngõ cụt. Còn Chúa Giêsu, Người đã nói sự thật với họ một cách rất bình tâm, khéo léo và khôn ngoan. Bằng cách hỏi họ một câu hỏi duy nhất, Người có thể lên án sự giả hình của họ. Sự thật luôn làm ta xao xuyến, làm ta dao động!

Bài đọc thêm: người dọn đường cho Chúa

Chúng ta cũng được mời gọi trở nên khôn ngoan như Chúa Giêsu, để ngăn chặn sự dối trá. Những đứa con của bóng tối thường sử dụng mánh khóe để tích lũy cho được nhiều tiền của hơn, nhiều quyền lực hơn và nhiều uy tín hơn; trong khi nhìn vào các con cái ánh sáng, chúng ta thấy dường như những mánh khoé, xảo quyệt và trí tưởng tượng đã bị ngủ yên. Giống như một người thế gian sử dụng trí tưởng tượng của mình cho mục đích của mình, thì người Kitô hữu phải sử dụng tài năng của họ để phục vụ Thiên Chúa và Phúc âm. Ví dụ: khi chúng ta đối mặt với một người nào đó nói xấu Giáo hội (điều rất thường xảy ra), chúng ta có phản ứng lại những lời phê bình tiêu cực đó một cách nhẹ nhàng, khôn ngoan, mạch lạc và ôn hoà không? Hoặc, trong môi trường làm việc của chúng ta, với một đồng nghiệp chỉ sống ích kỷ vì mình, không liên quan gì đến người khác, liệu chúng ta có đủ bình tâm để đáp lại họ một cách quảng đại và  thân ái ? Nếu chúng ta yêu mến Chúa, thì giống như Người, sự hiện diện của chúng ta cũng sẽ làm cho người đồng nghiệp ấy cảm thấy cần phải đổi thay và sống cởi mở, dấn thân hơn.

Còn về uy quyền, chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn thi hành uy quyền của mình qua sự hiểu biết sâu sắc về từng con người và từng hoàn cảnh. Chúng ta cũng được kêu gọi để thi hành những thẩm quyền của mình tương tự như Chúa. Quyền hành là một món quà đến với chúng ta từ trời cao; bởi đó, càng biết tập đặt mọi thứ vào đúng vị trí của chúng – tức là trong cách ứng xử cũng như thi hành quyền hạn đối với những điều nhỏ nhặt hàng ngày – thì chúng ta càng biết cách định hướng con người và hoàn cảnh tốt hơn, nhờ sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần.

Bài đọc thêm: ba từ khóa chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh

Cha Melcior QUEROL Solà (Ribes de Freser, Girona, Tây Ban Nha)

nguồn: svconggiao.net

Bình luận
error: Content is protected !!