Hôm nay chúng ta nhìn thấy rõ rằng: Việc Giảng dạy là Trung tâm Sứ mệnh của Chúa Giê-su trong đời sống công khai của Người. Nhưng lời rao giảng của Chúa Giê-su lại rất đặc biệt so với lời rao giảng của các Thầy thông luật khác, và điều đó đã khiến mọi người bối rối và kính sợ. Rõ ràng là mặc dù Chúa Giê-su chưa bao giờ được giáo dục qua những trường lớp chính quy, nhưng họ vẫn bị hoang mang ngạc nhiên trước sự dạy dỗ của Người : “ Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì lời của Người có uy quyền.”(Lc 4,32). Cách nói của Người là cách nói của một người biết rằng Mình là “Đấng Thánh của Thiên Chúa”!
Bài đọc thêm: Sao Chúa không làm phép lạ để con tin?
Chính quyền lực trong cách nói của Người đã mang lại sức mạnh cho ngôn ngữ của Người. Người sử dụng những hình ảnh sống động và cụ thể, không có tam đoạn luận hay định nghĩa; những từ ngữ và hình ảnh mà Người đã rút ra từ thiên nhiên hoặc từ Kinh thánh. Chúng ta không thể không ngợi khen rằng Chúa Giê-su là một người quan sát giỏi và rất gần gũi với mọi tình huống của con người; đồng thời khi Người giảng dạy, chúng ta thấy Người làm những việc tốt xung quanh Người (chữa bệnh, đuổi quỷ, v.v.). Người đọc trong cuốn sách về cuộc sống, những kinh nghiệm mà Người giảng dạy, chia sẻ là những kinh nghiệm rất gần gũi, rất đời thường, thậm chí nó rất mộc mạc, đơn sơ … làm cho người nghe thích thú nhận ra được những ngụ ý sâu sắc, đáng kinh ngạc, hoàn toàn mới mẻ và dứt khoát!
Bài đọc thêm: Linh Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – Trang phục của Đức Trinh Nữ Maria
Điều tuyệt vời nhất trong cách nói của Chúa Giê-su là Người đã dung hòa thẩm quyền thiêng liêng với sự đơn giản đến khó tin nhất của con người. Chúa Giê-su có thể có được thẩm quyền và sự đơn giản nhờ vào sự hiểu biết của Người về Chúa Cha và mối quan hệ vâng phục yêu thương mà Người duy trì với Cha : “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con…”(x. Mt 11,25-27). Chính mối quan hệ với Chúa Cha này đã giải thích sự hòa hợp độc đáo giữa sự cao cả và khiêm nhường. Uy quyền trong ngôn ngữ của Chúa Giê-su không hề điều chỉnh theo thông số con người, không có sự cạnh tranh, không có tư lợi hay ham muốn thể hiện. Người là một người có uy quyền được thể hiện qua sự cao siêu trong lời nói hoặc hành động cũng như sự khiêm tốn và giản dị của Người. Từ miệng Người không phát ra lời khen ngợi cá nhân, cũng không kiêu ngạo, cũng không kêu la… Sự nhu mì, dịu dàng, hiểu biết, an bình, thanh thản, thương xót, sự thật, ánh sáng, công lý …Đây quả là những hương thơm tỏa ra bởi thẩm quyền giảng dạy của Người!
Cha Joan BLADÉ Piñol (Barcelona, Tây Ban Nha