Hôm nay chúng ta cùng chiêm ngưỡng mầu nhiệm chối bỏ Thiên Chúa nói chung và cụ thể hơn là mầu nhiệm chối bỏ Chúa Giêsu của nhân loại. Việc con người liên tục chống lại tình yêu của Thiên Chúa thật đáng ngạc nhiên!
Đặc biệt là dụ ngôn hôm nay có liên quan rất cụ thể đến việc người Do Thái từ chối Chúa Giêsu: “ Cuối cùng, ông sai con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng : ‘Chúng sẽ nể con ta.’ Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau : ‘Đứa thừa tự đây rồi ! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó !’ Thế là chúng bắt lấy cậu, tống ra khỏi vườn nho và giết đi.” (Mt 21,37-39) Điều này không dễ gì để hiểu cách đơn giản, bởi vì : Chúa Kitô đã đến để cứu thế giới, nhưng người Do Thái thì lại đang chờ đợi một “Đấng Messia” theo như ý muốn của họ, một Đấng Messia sẽ ban cho họ quyền thống trị thế giới.
Bài đọc thêm: Những mầu nhiệm đen tối
Khi đến Thánh địa, tôi được tặng một tập tài liệu du lịch liệt kê những người Do Thái nổi tiếng nhất trong lịch sử Israel: từ Môisê, Gêđêon và Giôsua đến Ben-Guriôn, người sáng lập Nhà nước Israel. Tuy nhiên, Chúa Giêsu lại không xuất hiện ở đâu trong bản cáo bạch này. Trong khi đó, Giêsu là người Do Thái nổi tiếng nhất trong lịch sử: ngày nay Người được biết đến khắp trên thế giới, và đã hai nghìn năm kể từ khi Người chịu chết…
Theo thời gian, những vĩ nhân vẫn được tôn trọng nhưng không còn được yêu mến nữa. Ngày nay, không ai thích Cervantes hay Michel Angelo… Còn Chúa Giêsu, chính Người là Đấng được yêu mến nhất trong lịch sử. Biết bao con người, cả nam lẫn nữ đã dâng hiến sự sống cho Người. Một số còn sẵn sàng chịu tử đạo, những người khác “theo từng bước riêng của mình” đã chỉ dành riêng cuộc đời để sống mà phụng sự Người. Có hàng ngàn và hàng ngàn người như vậy trên khắp thế giới!
Bài đọc thêm: Tình yêu và kẻ phản bội !
Chúa Giêsu là người có ảnh hưởng nhất đến lịch sử. Các giá trị đạo đức có hiệu lực ở khắp mọi nơi đều có nguồn gốc Kitô giáo. Không chỉ vậy, hơn nữa, ngày nay chúng ta còn thấy một mối quan hệ gần gũi hơn với Chúa Giêsu, kể cả giữa những người Do Thái, (“những người anh cả của chúng ta trong đức tin”, như Đức Gioan Phaolô II đã nói). Chúng ta hãy cầu xin Chúa đặc biệt cho sự hoán cải của người Do Thái, bởi vì một khi chuyển sang Công giáo, dân tộc có những giá trị cao cả này sẽ mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại.
Cha Jorge LORING SJ (Cádiz, Tây Ban Nha)