Icon Collap
...
Trang chủ / Đức Giê su chịu cám dỗ !

Đức Giê su chịu cám dỗ !

Hôm nay Giáo Hội cử hành Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay. Tin Mừng trình bày cho chúng ta thấy Chúa Giêsu chuẩn bị bước vào đời sống công khai của Người. Người đi vào sa mạc nơi Người dành bốn mươi ngày để cầu nguyện và đền tội. Ở đó Người bị Satan cám dỗ.

Chúng ta phải chuẩn bị cho Mùa Chay. Satan là kẻ thù lớn của chúng ta. Có người không tin hắn, họ cho rằng hắn là sản phẩm của trí tưởng tượng của chúng ta hoặc hắn là một cái ác trừu tượng bị pha loãng trong con người và trên thế giới. KHÔNG! Không phải thế!

Kinh Thánh nhiều lần nói về Satan là một kẻ có thật và cụ thể. Satan là một thiên thần sa ngã. Chúa Giêsu định nghĩa hắn bằng cách nói: “Hắn là kẻ nói dối và là cha của sự dối trá”(Ga 8:44). Thánh Phêrô so sánh Satan với con sư tử luôn rống lên cách dữ tợn: “Ma quỷ, kẻ thù của anh em, giống như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé ” (1Pr 5:8). Và Đức Phaolô VI dạy chúng ta: “Ma quỷ là kẻ thù số một, hắn là kẻ cám dỗ tuyệt đỉnh. Chúng ta biết rằng nhân vật đen tối và quậy phá này thực sự tồn tại và hắn ta vẫn tiếp tục hành động”.
Bài đọc thêm: Tôi đến kêu gọi người tội lỗi !

Chúa Giê-su chịu cám dỗ

Ma quỷ cám dỗ thế nào? Nó cám dỗ chúng ta bằng cách giúp chúng ta nói dối, bằng cách bày chúng ta lừa dối chính mình. Ở đâu có nói dối hay lừa dối, ở đó có hành động xấu xa. “Chiến thắng vĩ đại nhất của ma quỷ là khiến chúng ta tin rằng hắn không tồn tại” (Baudelaire). Và làm thế nào mà hắn ta lừa dối chúng ta? Hắn trình bày những hành động xấu xa với chúng ta như thể những điều ấy là điều tốt, nó cám dỗ chúng ta làm điều xấu, và thứ ba, nó đưa ra những lý do để biện minh cho tội lỗi của chúng ta. Sau khi lừa dối chúng ta, hắn khiến chúng ta lo lắng và buồn bã. Bạn đã bao giờ cảm thấy như vậy chưa?

Sự cám dỗ đến từ đâu? Nó hoạt động như thế nào trong chúng ta? Thánh Tông Đồ nói với chúng ta rằng nó không đến từ Thiên Chúa, nhưng từ những đam mê của chúng ta, từ những yếu đuối nội tâm của chúng ta, từ những vết thương do tội nguyên tổ để lại trong chúng ta. Và thật là tinh ma! Sự cám dỗ có ba đặc điểm: nó phát triển, nó lan rộng và nó chính đáng” ( ĐGH Phanxicô).

Chúa Giê-su chịu cám dỗ

Thái độ của chúng ta trước sự cám dỗ là gì? Trước tiên : hãy tỉnh thức, cầu nguyện và tránh những cơ hội phạm tội. Trong thời gian: chống lại trực tiếp hoặc gián tiếp. Sau đó: nếu bạn thắng, bạn phải biết tạ ơn Chúa. Nếu không thắng thì phải cầu xin sự tha thứ và rút kinh nghiệm. Thái độ của bạn đối với những cám dỗ cho đến bây giờ là gì?
Bài đọc thêm: Con người không có quyền phá thai !

Đức Trinh Nữ Maria đã nghiền nát đầu con rắn địa ngục. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ ban cho chúng ta sức mạnh để vượt qua những cám dỗ mỗi ngày.

Cha Joan MARQUÉS  Suriñach (Vilamarí, Girona, Tây Ban Nha)

Bình luận
error: Content is protected !!