Hôm nay chúng ta thấy có những thái độ khác nhau giữa những người tìm kiếm Chúa: một số đã ăn bánh vật chất, một số khác vẫn xin các dấu hiệu khi Chúa vừa thực hiện một phép lạ vĩ đại, vẫn có những người khác vội vã đi tìm Người để được trải nghiệm sự hiệp thông tâm linh với Người và nói với Người rằng: Ngài “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy” (Ga 6:34).
Chúa Giêsu chắc hẳn rất vui mừng khi thấy nỗ lực của người dân tìm kiếm và đi theo Người. Người dạy mọi người và thử thách họ bằng nhiều cách. Với một số người, Người nói: “Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6:27). Với những người hỏi: “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn ?”(Ga 6:27) họ sẽ có được lời khuyên cụ thể và chính xác: “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến.” (Ga 6,29).Đó là những điều Đức Giêsu đã nói khi giảng dạy trong hội đường, ở Ca-phác-na-um.( Ga6,59).
Bài đọc thêm: Tôi là bánh hằng sống
Bạn và tôi, chúng ta đang cố gắng để cho mình phù hợp với điều gì trong bối cảnh của Tin Mừng này, chúng ta có nhận ra được nét gì đặc biệt để phản ánh được thái độ của mình không? Chúng ta, những người đang tìm cách sống lại khung cảnh này, câu nói nào của Chúa khiến chúng ta cảm động nhất? Chúng ta có siêng năng trong công cuộc tìm kiếm Chúa Giêsu sau bao nhiêu ân sủng, giáo huấn, gương mẫu và bài học mà chúng ta đã nhận được không? Chúng ta có biết cách cầu xin sự hiệp thông thiêng liêng tốt đẹp: “Lạy Chúa, xin cho chúng con được ăn mãi thứ bánh ấy” không?
Con đường tắt tốt nhất để chúng ta gặp được Chúa Giêsu chính là Mẹ Maria. Mẹ là Mẹ của gia đình, Mẹ chia sẻ những tấm bánh mì sữa cho con cái trong mái ấm gia đình. Người Mẹ của Giáo Hội muốn nuôi dưỡng con cái của mình để chúng lớn lên, để chúng có sức mạnh, để chúng được hạnh phúc, để chúng có thể thực hiện công việc thánh thiện và để chúng có khả năng giao tiếp. Trong các luận thuyết về các mầu nhiệm đức tin, Thánh Ambrôsiô đã viết: “ Điều chúng ta được nhận lãnh là thân xác được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ. Thế thì tại sao ở đây chúng ta lại cứ cố tìm kiếm một trật tự tự nhiên trong thân thể Chúa Kitô, trong khi chính Chúa Giêsu đã được Đức Trinh Nữ sinh ra ngoài quy luật tự nhiên?”.
Bài đọc thêm: Sao tôi lại như thế phần II
Giáo Hội, Mẹ và là Thầy của chúng ta, dạy chúng ta rằng : “Trong bữa tiệc sau hết, vào đêm bị nộp, Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã thiết lập Hy Tế Tạ Ơn bằng Mình và Máu Người, để nhờ đó, Hy Tế Thập Giá kéo dài qua các thời đại cho tới khi Người lại đến, và cũng để ủy thác cho Hiền Thê yêu quý của Người là Hội Thánh tưởng nhớ sự chết và phục sinh của Người: đây là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc Vượt Qua. Trong tiệc này, chúng ta nhận được Chúa Kitô làm của ăn, được tràn đầy ân sủng và được bảo đảm vinh quang tương lai” (Công đồng Vatican II).
Cha Joaquim FONT Gassol – (Igualada, Barcelona, Tây Ban Nha)