Hôm nay, Lời Chúa mời gọi chúng ta hiểu rằng những “lý luận” thần linh thì vượt xa những lý luận đơn giản của con người. Trong khi chúng ta, những con người tính toán (“họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn”: Mt 20:10), thì Thiên Chúa – Người Cha quan tâm – chỉ có một niềm yêu thương chúng ta mà thôi : (“ Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?”( Mt 20,15). Và mức độ của Tình yêu là yêu không mức độ: “Tôi yêu, vì tôi yêu, tôi yêu vì yêu” (Thánh Bernard).
Bài đọc thêm: Thế thì ai sẽ được cứu độ !
Nhưng điều này không có nghĩa là công lý đã trở nên vô dụng: “ Tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng.” (Mt 20:4). Thiên Chúa không độc đoán và Người muốn đối xử với chúng ta như với những đứa con thông minh: do đó, thật hợp lý khi Người “thương lượng” với chúng ta. Thực ra, vào những lúc khác, lời dạy của Chúa Giêsu gợi ý rõ ràng rằng ai đã nhận được nhiều nhất thì sẽ bị đòi số tiền lớn nhất (hãy nhớ lại dụ ngôn về nén bạc). Cuối cùng , Thiên Chúa là Đấng công chính, mà bác ái thì không coi thường công lý; đúng hơn, bác ái cao hơn công lý: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù”. (1Co 13: 4-5).
Một câu châm ngôn phổ biến nói rằng “công lý mà dựa vào công lý sẽ là sự bất công tồi tệ nhất”. Thật may mắn cho chúng ta, công lý của Thiên Chúa luôn tràn ngập Tình Yêu của Người – đã thay thế các kế hoạch của chúng ta. Và nếu đó là vấn đề công lý đơn giản và nghiêm ngặt, chúng ta vẫn có hy vọng chờ đợi sự cứu chuộc của mình. Thế nhưng sẽ vô cùng tệ hại nếu chúng ta không có hy vọng được cứu chuộc. Vì thế, hãy khiến điều công bằng trở nên mạnh mẽ, và điều mạnh cần đảm bảo công bằng.
Bài đọc thêm: Tôi là người đồng tính chăng Phần I
Nói một cách công bằng, chúng ta không xứng đáng nhận được bất kỳ sự cứu chuộc nào: đơn giản là chúng ta đã bị tước đoạt mọi thứ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta như một món quà vào lúc tạo dựng, nhưng nhân loại đã từ chối khi nguyên tổ phạm tội. Bởi đó, để đảm bảo một sự công bằng đúng nghĩa, chúng ta cần xem xét khả năng phán đoán, so sánh và tính toán của chúng ta như thế nào khi đối xử với người khác.
Hơn nữa, nếu nói về sự thánh thiện, chúng ta phải bắt đầu từ nền tảng rằng mọi sự đều do ân sủng. Minh chứng rõ ràng nhất là trường hợp của tên trộm lành. Ngay cả khả năng trở nên tốt lành, có giá trị trước mặt Chúa cũng là một ân sủng (một điều gì đó được ban cho chúng ta một cách nhưng không). Thiên Chúa là ông chủ, là “người chủ của chúng ta, người đã ra ngoài từ rạng sáng để thuê thợ làm vườn nho của mình” (Mt 20:1). Cây nho (tức là sự sống, là đất trời…) là của Người; Đối với chúng ta, chúng ta chỉ là những kẻ được mời gọi, chứ không phải dưới bất kỳ hình thức nào: vì thế, thật vinh dự cho chúng ta khi được làm việc trong vườn nho đó và nhờ thế, chúng ta có thể “đạt tới” thiên đàng.
Cha Antoni CAROL Hostench – (Sant Cugat del Vallès, Barcelona, Tây Ban Nha)