Hôm nay, khi suy gẫm bài Tin Mừng này, chúng ta thấy người Pharisêu và các thầy dạy luật xảo trá như thế nào khi họ đặt ra một câu hỏi quan trọng: họ nêu lên sự tương phản về việc ăn chay và cầu nguyện của môn đồ Gioan và của người Biệt phái với việc ăn uống của các môn đồ của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng trong cuộc sống có thời gian để ăn chay và cầu nguyện thì cũng phải có thời gian để ăn và uống. Đúng vậy: người cầu nguyện và ăn chay cũng là người uống và ăn. Chúng ta thấy điều đó trong cuộc sống hàng ngày khi chiêm nghiệm niềm vui giản dị của một gia đình, hay có thể của chính chúng ta. Và chúng ta nhận ra rằng vào một thời điểm khác, có thể bất trắc nào đó sẽ đến với họ, thì mọi chủ thể vẫn giống nhau, nhưng mọi thứ đều lại khác, bởi sự gì cũng phải có thời gian riêng của nó: ” Chẳng lẽ các ông lại có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ ?” (Lc 5,34).
Bài Đọc Thêm: Ma Quỷ Thời Đại Mới.
Vâng, dưới bầu trời mọi thứ luôn có thời gian của nó: “Một thời để xé rách, một thời để vá khâu; ” (Giảng Viên 3,7). Những lời này được diễn tả bởi một nhà hiền triết của Cựu Ước, tuy không phải là lạc quan nhất, nhưng nhận định này gần như trùng khớp với dụ ngôn về Chiếc Áo vá mà Thánh Luca nói tới ở phần thứ hai của Bài Tin Mừng. Điều này chắc chắn cũng trùng hợp theo một cách nào đó với kinh nghiệm của chính chúng ta. Lỗi là trong khi áo rách thì chúng ta vá nó, thế nhưng đang khi vá nó thì chúng ta lại làm nó bị rách thêm, thật là không có gì tốt đẹp cả!
Chúng ta biết rằng giống như Chúa Giêsu, chúng ta cũng sẽ đến với vinh quang của Chúa trên một Con đường duy nhất, đó là sự phục sinh kinh qua cái chết và cuộc khổ nạn dưới bất kỳ đường lối nào, có khi không phải là con đường của Thiên Chúa. Chính Simon Phêrô đã bị mắng khi ông muốn dẫn Chúa đi khỏi “ con đường duy nhất này”: “ Tư tưởng của anh không phải là của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16,23)
Bài đọc thêm: Sao tôi lại như thế
Nếu chúng ta có thể tận hưởng những giây phút bình an và vui vẻ , hãy tận hưởng nó. Rồi chắc chắn cũng sẽ có những khoảng thời gian chúng ta phải thực hiện sự chay tịnh và đối diện với những khó khăn! Điều cần nhận biết là chúng ta luôn là những người may mắn, vì chúng ta luôn có Chúa là Chàng Rể ở bên mình. Đây là điều mà những người Pharisiêu không có vì họ không muốn gần Chúa mà chỉ luôn tìm cách chống đối, gài bẫy Chúa ; và có lẽ đây chính là lý do tại sao trong Phúc âm, những người Pharisêu hầu như luôn được trình bày với chúng ta như những người có tâm trạng tồi tệ! Phần chúng ta, khi chiêm ngưỡng sự mỉa mai ngọt ngào của Chúa phát xuất từ bài Tin Mừng hôm nay, trước hết chúng ta hãy cố gắng đừng trở thành những người có tâm trạng tồi tệ!
Cha Frederic RÀFOLS Vidal – (Barcelona, Tây Ban Nha)