Icon Collap
...
Trang chủ / Đức Giê-su là ai vậy !

Đức Giê-su là ai vậy !

Hôm nay, trong đoạn Tin Mừng của thánh Marcô, chúng ta được nghe kể về danh tiếng của Chúa Giêsu – Người được biết đến với những phép lạ và lời dạy của mình. Đối với một số người thì Chúa Giêsu được biết đến vì có liên hệ với Gioan Tẩy Giả, vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế: “Đó là ông Gioan Tẩy Giả từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ.” Kẻ khác nói : “Đó là ông Ê-li-a.” Kẻ khác nữa lại nói : “Đó là một ngôn sứ như một trong các ngôn sứ.” Còn Vua Hêrôđê nghe thế, liền nói : “Ông Gioan, ta đã cho chém đầu, chính ông đã trỗi dậy !” ( Mc 6, 14-16). Đây chính là điều mà Hêrôđê muốn tưởng tượng. Nhưng Chúa Giêsu thì hơn hẳn những người thay mặt khác của Thiên Chúa, hơn cả Gioan Tẩy Giả , hơn hết thảy các vị tiên tri đã nhân danh Đấng Tối Cao mà đến . Quả thật, Người là Con Thiên Chúa đã xuống thế làm Người, Người là Thiên Chúa trọn vẹn và Người cũng là một con người thật sự. Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta, với tư cách là một Con Người, Người có thể hiểu chúng ta, và với tư cách là Thiên Chúa, Người có thể ban cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần.

Đức Giê-su là ai vậy !

Bài đọc thêm: Xả rác độc hại -phần II.

Gioan, người đi trước Chúa Giêsu, được Thiên Chúa sai đến trước Chúa Giêsu, Ông cũng đi trước Chúa bằng cuộc tử đạo trong cuộc khổ nạn và cái chết của Ông. Đây cũng là cái chết bất công mà vua Hêrôđê gây ra cho một người thánh thiện, có lẽ là miễn cưỡng, vì Hêrôđê rất trân trọng và lắng nghe ông với lòng kính trọng . Phần Gioan, ông luôn rõ ràng và kiên quyết với nhà vua khi ông khiển trách hành vi của nhà vua: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài !” Thật vậy, vua Hêrôđê biết ông Gioan là người công chính thánh thiện, nên sợ ông, và còn che chở ông. Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại cứ thích nghe.

Thế nhưng Hêrôđê đã sai lầm khi chấp nhận lời thỉnh cầu mà con gái của Hêrôđia đưa ra với Vua do mẹ của cô ta xúi giục: “Nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hêrôđê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Ga-li-lê.  Con gái bà Hêrôđia vào biểu diễn một điệu vũ, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái : “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con.” Vua lại còn thề : “Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được.” Cô gái đi ra hỏi mẹ : “Con nên xin gì đây ?” Mẹ cô nói : “Đầu Gioan Tẩy Giả.” Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng : “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gioan Tẩy Giả, đặt trên mâm.” Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với cô.(Mc 6:24 – 26). Quả thực đây là một hành động sai lầm, vì đó là lời thề mà lẽ ra ông ta không cần phải giữ vì nó sai, vì nó đi ngược lại công lý và lương tâm của con người.

Đức Giê-su là ai vậy !

Bài đọc thêm: Có thể chống lại ma quỷ không?

Một lần nữa, kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng đức tính này luôn đi đôi với những đức tính khác và tất cả chúng đều phát triển một cách tự nhiên như những ngón tay trên bàn tay. Cũng vậy, khi một người sa vào tệ nạn, những người cùng đi với anh ta cũng sẽ có nguy cơ nối gót theo!

Thánh Gioan đã chết vì Chúa Kitô, Đấng là Chân lý. Chính xác, qua tình yêu chân lý, ngài không giảm bớt sự kiên quyết của mình và không ngại đưa ra những lời mạnh mẽ đối với những người đã lạc lối khỏi con đường của Thiên Chúa” (Thánh Bêđa đáng kính).

Cha Ferran BLASI Birbe – (Barcelona, ​​​​Tây Ban Nha)

Bình luận
error: Content is protected !!