Icon Collap
...
Trang chủ / Cầu nguyện trong khiêm hạ !

Cầu nguyện trong khiêm hạ !

Hôm nay, Chúa Kitô giới thiệu với chúng ta hai người đàn ông mà đối với một người quan sát “bình thường”, thì hai người này có vẻ gần như giống hệt nhau, bởi vì họ ở cùng một nơi và làm cùng một việc: cả hai đều “lên đền thờ cầu nguyện” (Luca 18:10). Nhưng vượt ra ngoài vẻ bề ngoài, sâu thẳm trong lương tâm cá nhân, hai người đàn ông này khác nhau một cách cơ bản: một người, là người Pha-ri-sêu, có lương tâm trong sáng, trong khi người kia, người thu thuế, lại lo lắng vì cảm thấy tội lỗi.

Bài đọc thêm: Đức tin của bà mạnh thật !

Ngày nay, người ta có xu hướng coi cảm giác tội lỗi – hối hận – là một điều gì đó gần giống với sự bất thường về mặt tâm lý.  Tuy nhiên, nhờ cảm giác tội lỗi mà người thu thuế biết ăn năn, đau đớn trong lòng… và vì thế khi rời khỏi Đền thờ  anh ta được an ủi bởi vì  “Người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi ; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” (Luca 18:14).  Về “Cảm giác tội lỗi này“, Đức Bênêđictô XVI đã viết khi ngài còn là Hồng y Ratzinger trong tác phẩm (“Lương tâm và Chân lý”), là nó đã “ làm xáo trộn sự yên tĩnh giả tạo của lương tâm, và chúng ta có thể gọi cái “cảm giác tội lỗi này” là một “sự phản kháng của lương tâm”, chống lại sự tồn tại của cái tôi được tạo nên từ sự tự mãn. Đối với con người, sự phản kháng này rất cần thiết, cũng  như có những cái đau thể xác, tuy làm thay đổi hoạt động bình thường của cơ thể nhưng lại tăng thêm sức khoẻ cho con người”.

cau-nguyen-trong-khiem-ha

 

Chúa Giêsu không khuyến khích chúng ta nghĩ rằng người Pharisêu đã không nói sự thật khi ông khẳng định rằng ông không phải là kẻ tàn bạo, gây bất lợi cho người khác, ông không tham lam, bất công cũng không ngoại tình… Ông còn ăn chay và dâng cúng tiền bạc vào Đền thờ nữa (x. Lc 18:11); Và người thu thuế cũng thế, anh ấy không hề ảo tưởng khi tự coi mình là kẻ có tội. Đó không phải là vấn đề. Vấn đề mà chúng ta cần lưu ý là người Pharisêu  không còn nhận ra rằng mình cũng có tội nữa. Lương tâm của ông ấy hoàn toàn trong sáng . Nhưng “sự im lặng của lương tâm” đã khiến ông ta trở nên bất khả xâm phạm đối với Thiên Chúa và con người; trong khi “tiếng kêu của lương tâm” khiến người thu thuế lo lắng đã  làm cho anh ta có khả năng cảm nhận sự thật và tình yêu. Đức Bênêđictô XVI đã khẳng định là Chúa Giêsu chỉ có thể thay đổi, chỉ có thể tạo nên sự rõ ràng, minh bạch cho các tội nhân mà thôi!”

Bài đọc thêm: Tin yêu như Thánh Giu-se !

Và  Đức Phanxicô  cũng giúp chúng ta xét lại mình: “Chúng ta luôn sẵn sàng tỏ ra vô tội. Nhưng đây không phải là cách để chúng ta thăng tiến trong đời sống Kitô hữu… Trước và sau khi xưng tội, hoặc trong đời sống, hoặc trong lời cầu nguyện, chúng ta hãy tự hỏi xem mình có khả năng tự nhận ra tội của mình không? Hay chúng ta luôn dễ dàng đổ lỗi cho người khác hơn?”.

Cha Gavan JENNINGS  –  (Dublin, Ai Len)

Bình luận
error: Content is protected !!