Qua bài đọc Tin Mừng về sự Thăng Thiên, Giáo Hội nhắc nhở đàn chiên của mình rằng Thiên Chúa dùng sự yếu đuối của con người để làm nên các Vị Thánh. Thánh Mátthêu viết về sự việc, ngay trước khi Thiên Chúa lên trời từ một ngọn núi ở Galilê, mười một sứ đồ vẫn còn ẩn chứa những nghi ngờ trong tâm trí họ: “Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi”. (28:17). Điều xảy ra tiếp theo cho thấy Thiên Chúa sử dụng sự không hoàn hảo của con người như thế nào: “Trong Tin Mừng, ngay sau khi chúng ta được nghe kể rằng các sứ đồ nghi ngờ, Tin Mừng nói rằng Chúa Giêsu đã đến và tiếp cận họ. Còn lâu mới bị sự nghi ngờ của họ làm cho khó chịu, Chúa bước vào”. Như bài viết này từ nhà xuất bản Ascension Press cho thấy, Chúa Giêsu làm việc với các tông đồ – làm việc với sự nghi ngờ của họ – giống như Chúa có thể làm việc với chúng ta.
Thật vậy, Chúa Giêsu ban cho họ một sứ mệnh: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (28:19). Trong đoạn này và những đoạn khác, các Tin Mừng tiết lộ rằng Chúa Kitô ban cho các tông đồ sức mạnh để làm những điều mà nếu không có sức mạnh đó thì dường như là không thể. Ngày nay, sức mạnh tương tự vẫn còn có sẵn thông qua Giáo hội. Thiên Chúa tiếp tục tỏa sáng qua sự yếu đuối của con người.
Mạnh mẽ trong Chúa Kitô
Thánh Phaolô đưa ra một nghịch lý mạnh mẽ về sức mạnh thông qua sự yếu đuối trong bức thư gửi cho các tín hữu thành Cô-rinh-tô. Những lời của Ngài cho thấy rằng Thiên Chúa vui thích trong sự yếu đuối của chúng ta và sử dụng nó cho những điều tuyệt vời. Ở đây, Thánh Phaolô lại nhắc đến một lần nữa về “cái gai trong xác thịt” của ngài, và ngài mô tả ngay cả phản ứng của Chúa với mong muốn của ngài được loại bỏ cái gai ấy và lý do tại sao những điểm yếu của gài khiến Ngài trở nên mạnh mẽ.
Đã ba lần tôi xin Chúa cho thoát khỏi nỗi khổ này. Nhưng Người quả quyết với tôi: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Ki-tô ở mãi trong tôi. (2 Cô-rinh-tô 12: 9-10)
Những lời này gợi lại lời tuyên bố của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Máccô: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” (Máccô 2:17). Vì sự mù quáng đầy kiêu hãnh đối với nhu cầu chữa bệnh của họ, nhiều người trong thời Chúa Giê-su đã từ chối lời kêu gọi ăn năn và chữa lành của Chúa. Theo một nghĩa nào đó, vì kiêu hãnh, họ đã mất cơ hội trở nên tốt lành, vì chọ cũng có cơ hội trở thành thánh bằng cách dâng sự yếu đuối của họ cho Chúa Giêsu.
Thánh Phê-rô đi trên sóng
Hình ảnh Phê-rô đi trên những cơn sóng trong bão tố cho thấy cách Chúa Kitô hoạt động để làm cho những người theo Chúa mạnh mẽ hơn trong sự yếu đuối của họ. Đầu tiên, Thánh Phê-rô nhìn thấy Chúa Giêsu đi trên mặt nước và đưa ra yêu cầu táo bạo, “Lạy Thầy, nếu đó là Thầy”, Phê-rô trả lời, “xin hãy nói với tôi rằng hãy đến với Thầy trên mặt nước” (Mátthêu 14:28). Đức Giê-su bảo ông: “Cứ đến!” và dường như không do dự hay sợ hãi, Thánh Phê-rô vâng lời: “Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su”. (Mátthêu 14:29). Nghi ngờ và sợ hãi lấp đầy tâm trí ông khi ông nhìn ra chung quanh: “Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ” (Mátthêu 14:30). Không nghĩ về điều đó, Phê-rô kêu khóc với Chúa Giêsu, “Lạy Thầy, xin hãy cứu tôi!” Chúa Giêsu bắt lấy ông và thử thách ông: “Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi? ” (Mátthêu 14:31). Một số điểm từ hiện trường có vẻ đáng để khám phá.
Đầu tiên, cảnh này cho thấy Chúa Kitô vừa thử thách những người theo Ngài vượt qua yếu đuối của họ khi đối mặt với yếu đuối đó. Tiếp theo, điều đó cũng cho thấy Phê-rô đáp ứng với thử thách của đức tin và dám làm điều một gì đó mà ông nghĩ là không thể. Sau đó, khi ông không thể đến được với Chúa Kitô, ông có sự khiêm nhường, hoặc theo lẽ thường thực sự là đơn giản, ông kêu cứu. Cuối cùng, bằng cách miêu tả cuộc giải cứu Thánh Phê-rô, cảnh tượng đó giúp ta hiểu bản chất yêu thương và bảo vệ của Thiên Chúa. Thật vậy, Thiên Chúa giúp đỡ những người đang trên đường đến với Ngài. Chúa sẽ không bao giờ từ bỏ đàn chiên của mình.
Tội lỗi không được làm chúng ta tuyệt vọng
Quả thật, Thánh Phaolô đã mô tả hoàn cảnh của tất cả các Kitô hữu đang đấu tranh chống lại sự yếu đuối trong cuộc chạy đua tâm linh của họ. Tội lỗi có thể làm cho con đường đến với Thiên Chúa dường như dài dằng dặc và không thể đi hết, nhưng, tất nhiên, không có Ki-tô hữu nào đi trên con đường này một mình. Thánh Josemaria[1] đã viết, “Thế thì, kinh nghiệm về tội lỗi không nên khiến chúng ta nghi ngờ sứ mệnh của mình. Thật vậy, tội lỗi của chúng ta có thể làm cho ta khó nhận ra Chúa Kitô. Đó là lý do tại sao chúng ta phải đối mặt với những đau khổ cá nhân và tìm cách thanh luyện chính mình”. Sau khi trích dẫn đoạn văn từ thư Cô-rinh-tô ở trên, Escriva giải thích rằng Thiên Chúa dùng sự yếu đuối của con người, “sức mạnh của Chúa được biểu lộ trong sự yếu đuối của chúng ta và nó thúc đẩy chúng ta chiến đấu, chiến đấu chống lại khuyết điểm của chúng ta, mặc dù chúng ta biết rằng chúng ta sẽ không bao giờ đạt được chiến thắng hoàn toàn trong cuộc hành hương của chúng ta trên trần gian”. Điều này đúng biết chừng nào! Cuộc sống này là một trận chiến chúng ta chiến đấu với Chúa và chiến thắng trong cõi vĩnh hằng.
Kết luận: Xin Chúa Thánh Thần
Sự yếu đuối của chúng ta cho phép Thiên Chúa tỏa sáng hơn. Nó cũng có thể khuyến khích sự khiêm nhường và ngoan ngùy nếu được công nhận và dâng lên Thiên Chúa. Sự yếu đuối và tội lỗi của con người liên tục cho thấy sự bất lực tuyệt đối của linh hồn khi không có ân sủng của Thiên Chúa. Rốt cuộc, Thiên Chúa muốn làm nên các vị thánh từ con người đất sét yếu đuối. Ngài đã chọn nhân loại nghèo khó, đầy nghi ngờ của chúng ta để làm những điều vĩ đại. Chúng ta đừng cố làm cho mình mạnh mẽ, nhưng, như Thánh Phê-rô, chúng ta hãy gọi đến Thiên Chúa trong sự yếu đuối của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần đến với chúng ta, như khi Ngài đến với các sứ đồ nghi ngờ và làm cho họ can đảm và tràn đầy đức tin.