Hôm nay, khi chúng ta đang cảm thấy mệt mỏi với công việc hàng ngày—vì tất cả chúng ta đều phải gánh chịu những thử thách nặng nề và đôi khi khó khăn—chúng ta hãy suy ngẫm về lời của Chúa Giê-su: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11:28). Chúng ta hãy yên nghỉ trong Người, Người là Đấng duy nhất có thể ban cho chúng ta được thư thái khi chúng ta phải đối diện với mọi ưu tư; để nhờ đó chúng ta tìm được bình an và tất cả tình yêu mà thế gian không phải lúc nào cũng có thể trao ban cho chúng ta.
Bài đọc thêm: Câu chuyện về bức ảnh Thánh Tâm Chúa Giê-su.
Quả thực, sự nghỉ ngơi của con người cần phải có một liều lượng “chiêm niệm” tốt. Nếu chúng ta ngước mắt lên trời và cầu nguyện với tất cả tâm hồn, và nếu chúng ta luôn khiêm tốn, chắc chắn chúng ta sẽ tìm và thấy Chúa, vì Người hằng luôn ở đó (“Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha ”: Mt 11,25). Nhưng Người không chỉ được tìm thấy ở trên trời, chúng ta hãy tìm kiếm Người trong “cái ách nhẹ nhàng” của tất cả những điều nhỏ nhặt hàng ngày: trong nụ cười hồn nhiên của một em nhỏ, trong ánh mắt biết ơn của bệnh nhân mà chúng ta đến thăm, trong ánh mắt của những người nghèo xin chúng ta giúp đỡ, trong lòng quảng đại của chúng ta…
Chúng ta hãy nghỉ ngơi hoàn toàn và đặt trọn niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng là sự cứu rỗi duy nhất của chúng ta và là sự cứu rỗi của thế giới. Như Đức Gioan Phaolô II đã khuyến cáo, trước khi nghỉ ngơi, người ta phải “nhìn (một công việc đã hoàn thành tốt đẹp) bằng một cái nhìn đầy hân hoan, cái nhìn hài lòng: đó là một cái nhìn “chiêm niệm”, không còn nhắm đến những thành tựu mới, mà là thưởng thức vẻ đẹp của những gì” đã được hoàn thành” dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Và sau đó chúng ta phải tạ ơn Người: Mọi sự đều đến từ Đấng Tối Cao, và nếu không có Người, chúng ta không thể làm gì được.
Bài đọc thêm: Mẹ con chị Dậu thời @
Chính xác, một trong những nguy cơ lớn nhất hiện nay là “thời đại của chúng ta đang chuyển động không ngừng, thường dẫn đến chủ nghĩa tích cực, dễ mạo hiểm với ý hướng ‘làm để làm’. Chúng ta phải chống lại cơn cám dỗ này bằng cách tìm cách để là hơn để làm” (Gioan Phaolô II). Bởi vì, trong thực tế, như Chúa Giêsu đã nói với chúng ta, như ngày xưa Người đã nói với Mátta khi Cô ấy tất bật với công việc phục vụ rằng, chỉ có một điều cần thiết thôi (x. Lc 10,42) đó là: “ Anh em hãy mang lấy ách của Tôi và hãy học cùng Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhượng. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.Vì ách tôi êm ái và gánh tôi nhẹ nhàng”.(Mt 11,29).
Cha Antoni DEULOFEU González (Barcelona, Tây Ban Nha)
Truyền thông sinh viên Công giáo