Hôm nay, thánh sử về lòng thương xót của Thiên Chúa kể cho chúng ta hai dụ ngôn của Chúa Giêsu, những dụ ngôn này chiếu tỏ cách hành động của Thiên Chúa đối với những tội nhân trở về con đường ngay thẳng. Với hình ảnh con người của niềm vui, Chúa Giêsu đã bày tỏ cho chúng ta sự tốt lành thiêng liêng và cách Thiên Chúa vui sướng trong việc trở lại của một người đã thoát khỏi tội lỗi. Nó giống như việc trở về nhà Cha (như Ngài sẽ nói rõ hơn ở Lc 15,11-32). Chúa không đến để kết án thế gian nhưng để cứu độ thế gian ( Ga 3,17) và Người đã làm điều này bằng cách chào đón những người tội lỗi, những người tràn đầy tin tưởng, “Tất cả đều đến với Đức Giêsu để nghe Người” (Lc 15, 1), vì Người đã chữa lành linh hồn của họ giống như cách một thầy thuốc chữa lành thân thể của một người bệnh. Những người Pharisêu tự cho mình là người hoàn hảo, họ cảm thấy không cần phải nhờ đến một sự dạy bảo, chỉnh trang nào nữa…và thánh sử cho chúng ta biết rằng , chính là nhắm đến họ mà Chúa Giêsu đã đưa ra các dụ ngôn mà chúng ta đọc hôm nay.
Bài đọc thêm: Lòng thương xót của Thiên Chúa !
Nếu chúng ta nhận ra mình bị bệnh về mặt “Tâm Linh”, thì Chúa Giêsu sẽ chăm sóc chúng ta và rất vui mừng vì chúng ta đã trông cậy vào Người. Nhưng, ngược lại, nếu giống như những người Pharisêu kiêu hãnh, mà chúng ta tin rằng chúng ta không cần cầu xin sự tha thứ, thì vị Bác Sĩ Thần Linh sẽ không thể làm gì cho chúng ta được! Chúng ta phải cảm thấy mình giống như tội nhân mỗi khi chúng ta đọc kinh Lạy Cha, vì trong lời cầu nguyện này, chúng ta xin Người “ tha thứ cho những lỗi lầm của chúng ta…”. Và chúng ta phải biết ơn Người biết bao vì Người đã tạo cơ hội và ban cho chúng ta những điều chúng ta cầu xin ! Rồi, chúng ta lại cần phải cảm tạ Người biết là dường nào, về Bí tích Hòa giải mà Người đã ban cho chúng ta! Những ơn phúc Chúa luôn tuôn đổ cho chúng ta cách nhưng không từ lòng thương xót của Người! Hãy để niềm kiêu hãnh không khiến chúng ta coi thường Người. Thánh Augustinô nói với chúng ta rằng Chúa Kitô, Đấng Thiên Chúa – Người, đã cho chúng ta tấm gương khiêm nhường để chữa lành chúng ta khỏi “căn bệnh ung thư” của lòng kiêu hãnh, “vì kẻ kiêu ngạo là một nỗi khốn khổ lớn lao, nhưng một Thiên Chúa khiêm nhường lại là Đấng có lòng thương xót rộng lớn đến vô cùng!”.
Bài đọc thêm: Niềm vui trong Chúa
Chúng ta còn phải nhớ rằng bài học mà Chúa Giêsu dạy cho những người Pharisêu cũng chính là bài học Người dạy cho chúng ta hôm nay! Người đã ban cho chúng ta một tấm gương vô cùng sáng chói, rằng, giống như Người, chúng ta không thể vô tâm để mặc các tội nhân ở xa cách chúng ta. Chúa muốn chúng ta yêu chính mình như Người đã yêu chúng ta (Ga 13,34), và đồng thời chúng ta cũng phải có bổn phận và cảm thấy vui sướng tột độ mỗi khi giúp đưa được một con chiên lạc trở lại với Đàn, hoặc phải hết sức tìm kiếm để có được niềm vui vì tìm được đồng tiền đã đánh mất!
Cha Francesc NICOLAU Pous – (Barcelona, Tây Ban Nha)