Hôm nay Chúa Giêsu thách đố chúng ta: “Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao?” (Mt 18:12).
Bạn thực hành loại lòng thương xót nào? Có thể chúng ta, những “người Công giáo chính quy”, những người đã nhiều lần được hưởng lợi từ lòng thương xót của Thiên Chúa trong các bí tích của Người, bị cám dỗ để nghĩ rằng chúng ta đã được tha thứ, tức là đã luôn được ơn nghĩa trước mắt Thiên Chúa. Chúng ta có nguy cơ biến mình thành người Pharisêu một cách vô thức, và chúng ta coi thường người thu thuế: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia…” (x. Lc 18:9-14). Ngay cả khi không nói ra điều đó, chúng ta có thể nghĩ rằng mình vô tội trước mặt Thiên Chúa. Có một số triệu chứng cho thấy sự kiêu ngạo của người Pharisêu này bén rễ trong chúng ta, chẳng hạn như thiếu kiên nhẫn với lỗi lầm của người khác, hoặc nghĩ rằng những lời cảnh báo không bao giờ dành cho chúng ta.
Bài đọc thêm:
Nhà tiên tri “không vâng lời” Giôna, – một người Do Thái, vẫn không khuất phục khi Chúa bày tỏ nỗi đau buồn đối với người dân thành Ninivê. Và Thiên Chúa đã khiển trách Giôna vì sự không khoan dung của ông (xem Giôna 4:10-11). Cái nhìn của con người đã khiến ông đặt ra những giới hạn cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Điều gì sẽ xảy ra nếu hôm nay chúng ta cũng đặt ra giới hạn cho lòng thương xót của Chúa? Chúng ta phải chú ý đến bài học của Chúa Giêsu: “Hãy thương xót như Cha các ngươi là Đấng thương xót (Lc 6:36). Chúng ta còn một chặng đường dài phía trước để noi gương lòng thương xót của Thiên Chúa!
Chúng ta nên hiểu lòng thương xót của Cha trên trời như thế nào? Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “Thiên Chúa không tha thứ bằng sắc lệnh, nhưng bằng cách ôm lấy chúng ta”. Cái ôm của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta được gọi tên là “Chúa Giêsu Kitô”. Chúa Kitô thể hiện Lòng Thương Xót của “Tấm Lòng Người Cha” của Thiên Chúa. Trong chương thứ tư của Tin Mừng Thánh Gioan, Chúa Kitô không kể ra tội lỗi của người phụ nữ Samari. Ngược lại, lòng thương xót của Thiên Chúa chữa lành người phụ nữ Samari bằng cách giúp cô đối diện hoàn toàn với thực tế tội lỗi của mình. Lòng thương xót của Thiên Chúa hoàn toàn phù hợp với sự thật. Lòng thương xót không phải là cái cớ để hạ thấp các giá trị đạo đức của chúng ta. Mặt khác, Chúa Giêsu hẳn đã khơi dậy sự ăn năn của cô một cách dịu dàng hơn nhiều so với những gì người phụ nữ ngoại tình “bị tổn thương vì tình yêu” này cảm thấy” (x. Ga 8,3-11).
Bài đọc thêm: Tự sát bất thành-Phần I
Chúng ta cũng phải học cách giúp đỡ người khác đối mặt với lỗi lầm của họ mà không làm họ xấu hổ, với sự tôn trọng sâu sắc đối với họ như anh em của Chúa Kitô và với sự dịu dàng. Và trong trường hợp của chúng ta, cũng với lòng khiêm nhường, chúng ta phải luôn nhận biết rằng chính chúng ta cũng chỉ là “những chiếc bình bằng đất nung”!
Cha Damien LIN Yuanheng – (Singapo, Singapour)