Icon Collap
...
Trang chủ / Giải đáp những thắc mắc về tội Tổ tông (phần 1)

Giải đáp những thắc mắc về tội Tổ tông (phần 1)

NGUYÊN TỘI

Sau khi dạy chúng ta biết Thiên Chúa đã có ý mời gọi tạo vật của Ngài sống cuộc đời vô cùng thân mật, đạo Công Giáo lại dạy rằng thế hệ loài người đầu tiên đã phạm tội và do đó đã tự mình làm mất ơn cao trọng kia. Rồi theo luật tương hỗ, mọi thế hệ sau đều mất ơn quý hóa đó.

Đó là một chân lý rất khó nhận và đã khiến bao nhà tư tưởng bực dọc và có lẽ không một tín điều công giáo nào đã làm này nở ra nhiều lời giải thích làm lạc và kỳ khôi như chân lý trên.

Người ta đổ dốc cho nguyên tội tất cả những gánh nặng đau khổ mà ta đang phải chịu. Và người ta còn đi xa hơn nữa! Người ta trách Thiên Chúa sơ suất, thiếu sáng suốt và có dã tâm.

Người ta bảo:

Sao Ngài lại hành động nhỡ nhàng như thế? Đáng lý có thể dựng nên bao nhiêu xã hội tốt đẹp hơn, sao Ngài lại muốn dựng nên xã hội Nhân loại sẽ phạm tội như xã hội chúng ta? Và sao Ngài lại đặt ra định luật tương hỗ khiến bao kẻ vô tội phải thành nạn nhân vì một sơ suất của một cá nhân? Sao Ngài lại để công trình của Ngài sa đọa ngay từ khi vừa được tạo dựng?

Và còn biết bao câu hỏi thế nữa!

Chúng ta hãy cùng xét vấn đề này một cách thứ tự hơn.

THIÊN CHÚA BIẾT TRƯỚC NHÂN LOẠI SẼ PHẠM TỘI

Trước tiên ta nên nhớ rằng Thiên Chúa đã muốn dựng nên những tạo vật mà, với ý chí tự do cộng tác vào công việc của Ngài, có thể lập công xứng đáng lĩnh nhận hạnh phúc bất tuyệt.

Nhưng đã cho con người có quyền tự do cộng tác, thì tất nhiên Thiên Chúa cũng phải cho Loài người có thể phạm tội được, các ơn Thiên Chúa ban, con người có thể không sử dụng một cách hợp pháp: họ ngông cuồng chống lại Thiên Chúa và phản đối việc thi hành theo chương trình của Ngài.

Như thế nghĩa là nếu muốn cho con người được tự do, thì Thiên Chúa cũng phải biết trước rằng con người có thể phạm tội.

Hơn nữa, trong một xã hội loài người gồm dăm ba người thôi thì rất có thể, không một ai trong họ sẽ phí phạm ơn Chúa, nhưng trong một xã hội loài người Công đảo gồm ức triệu con người  như xã hội loài người chúng ta thì tránh sao trong một xã hội như thế lại không có vài người lợi dụng sự tự do của mình để chống lại Thiên Chúa?

Nghĩa là dĩ nhiên hết mọi người không thể xử dụng sự tự do theo một hướng với nhau được.

Tất nhiên ta có thể nghĩ rằng trong lúc độc giả đọc lại những dòng này thì trên Thế Giới không có ai đội mũ cả. Nhưng thực ra chính trong lúc đó vẫn có những người dùng sự tự do mà che đầu mình.

Như thế thì cho dù Thiên Chúa sáng tạo xã hội loài người thế nào chăng nữa, một khi xã hội đó gồm một số cá nhân, dĩ nhiên sẽ có những tội nhân, nghĩa là những người mà trong đời sống sẽ có lúc họ từ chối cộng tác với Thiên Chúa.

Bởi vậy chẳng những Thiên Chúa biết trước có thể có tội lỗi. Người cũng biết trước tội lỗi như một điều không thể tránh được, đành rằng tội lỗi không phải do Người muốn có và cũng chẳng cần cho công cuộc của Người.

TỘI ADONG

  1. Những quan niệm sai lạc về tội Nguyên tổ

Vì loài người có quyền lực đối với tạo vật vật chất, nên không một quyến ru nào bên ngoài có thể đến quấy rối họ trong khi hoạt động.

Thể xác hoàn toàn tùng phục Linh hồn và con người không có tà dục , nên Nguyên tội không phải là một tội mê ăn hay là tội dâm ô như nhiều người tưởng.

Đàng khác, tội không thể do sự kém trí tuệ gây nên. Vì nhờ có ơn minh luận, trí tuệ không thể nhầm lẫn, trí tuệ nhìn minh bạch mọi vật.

  1. Sự thực về Nguyên tội

Như chúng tôi đã nói: Chỉ có một chỗ có thể sa ngã, đó là ý chí nhân loại tự do, ý chí đó có thể bất thuận với ý chí Thiên Chúa.

Đó chính là chỗ chúng ta phải tìm ra điều ác.

Ta biết loài người không ước ao gì hơn những ơn họ đã lĩnh được. Họ chỉ phiền một điều là họ đã chịu ơn, nên phải phụ thuộc người khác, phải phục tùng Thiên Chúa.

Vậy ta có thể xác định: tội là sự loài người không bằng lòng nhờ ơn Thánh để tham dự vào bản tính Thiên Chúa. Họ đã muốn hủy bỏ mối dây phụ thuộc liên kết họ với Chúa, họ đã muốn vượt lên và coi mình như Thiên Chúa.

Như thế có nghĩa là thủ tiêu một yếu tố căn bản của mọi tạo vật.

Là tự tiêu diệt.

Là bỏ, không cậy nhờ vào Thiên Chúa, lấy mình làm trung tâm điểm cho mình và làm mất thế quân bình,

Là từ chối trật tự Thiên Chúa đã đặt định và đảo lộn sự điều hòa Thế Giới.

Dó đó điều cốt yếu gây nên tội đầu tiên của loài người là tội kiêu căng, tội bất trung, tội vong ân.

TRUYỆN NGUYÊN TỘI TRONG SÁNG THẾ KỶ

Hãy trở lại câu chuyện kể trong Thánh Kinh, chúng ta sẽ thấu hiểu sâu xa hơn điều vừa mới nói.

Sự cám dỗ hình như do ở ngoài tới, vì Thánh Kinh cho chúng ta biết, quỷ đến kích thích ông bà tổ thèm ăn quả cấm.

Nhưng có cần phải nhắc lại rằng: trình bày quỷ đội lốt một con rắn để nói với ông bà Nguyên tổ là một kiểu nói bóng bảy và cụ thể không?

Điều cần phải nhớ là điều mà giáo lý công giáo muốn dạy: trước loài người, Thiên Chúa đã sáng tạo những thần minh thuần túy và tự do, một số các thần minh ấy đã lạm dụng sự tự do, lấy mình làm căn nguyên hạnh phúc cho mình, tuy rằng chỉ có Thiên Chúa mới có thể là căn nguyên hạnh phúc của họ, tội kiêu ngạo đã làm cho cách thần minh đó sa ngã.

Rồi vì luật tương hỗ liên kết hết mọi tạo vật, hữu hình và thiêng liêng, những thần phiến loạn này trở nên ác hại cho những tạo vật thiêng liêng khác.

Cho nên thường những thần minh sa ngã đó muốn gieo rắc sang những tạo vật khác điều ác mà họ tự gây nên cho họ, và họ đã xiu xiềm loài người lìa bỏ Thiên Chúa.

Chúng ta hay chú ý đến lời họ cám dỗ: “Nếu ông bà ăn quả này thì sẽ bằng Thiên Chúa”

Đó chính là điều duy nhất như ta đã nói ở trên mà loài người thèm muốn BẰNG THIÊN CHÚA, nghĩa là sống độc lập, sống như một chủ thể tuyệt đối.

(còn tiếp)

Trích sách “Giải quyết vấn đề nhân sinh” – F.Lelette S.J

Bình luận
error: Content is protected !!