Trong Năm Phụng Vụ, Giáo Hội tôn vinh Thiên Chúa Cha và cảm tạ Người vì những điều kỳ diệu trong ơn cứu độ người hòan tất qua Đức Giê-su Ki-tô, Con Cha. Giáo Hội lần nữa bước lại mỗi chặng đường lịch sử đối với Giáo Hội là một Lịch Sử Thánh. Giáo Hội không làm việc ấy một mình, bởi vì Giáo Hội không làm sự gì mà không có Chúa Giê-su, Vị Thủ Lãnh và Hôn Phu của Giáo Hội, Đấng hướng dẫn lời cầu nguyện của Giáo Hội, tinh luyện Giáo Hội và làm cho Giáo Hội đón nhận trong lòng những công trạng cuộc Khổ Nạn của Ngài. Hơn thế nữa, chính Đức Ki-tô Linh Mục hành động trong Phụng Vụ: Ngài là Đấng trung gian mang sứ mệnh ban phát những ơn lành của Chúa đến cho con người và làm cho Chúa Cha được hiển vinh. Năm Phụng Vụ, chẳng những không phải là một sự lập lại sáo mòn, mà là một hành động luôn luôn mới mẻ, thánh hóa và tái sinh Giáo Hội. Nguồn động lực của Giáo Hội đền từ việc nó hoàn toàn được hướng tới những việc cử hành Phụng Vụ trên Giê-ru-sa-lem Thiên Quốc.
Đức Ma-ri-a, mà toàn bộ cuộc sống được Ơn Quan Phòng đặt ở trung tâm Lịch Sử Cứu Độ, hiện diện ở giữa lòng Năm Phục Vụ. Hoặc người ta nhìn Mẹ trong mối dây kết hợp mật thiết với Chúa Giê-su, Con Mẹ; hoặc người ta coi Mẹ như là “hình ảnh và sự khởi đầu của Giáo Hội”, nghĩa là khuôn mẫu của Gíao Hội và như là tế bào đầu tiên của Giáo Hội. Hoặc là bằng tôn vinh Mẹ, người ta ca tụng những kỳ công Chúa làm nơi Mẹ; hoặc người ta ngợi khen Chúa với mẹ. Trong mỗi giây phút của Phụng Vụ, lời cầu nguyện của chúng ta, niềm tin của chúng ta và tình yêu của chúng ta cần có sự trung gian của Mẹ và của gương Mẹ, để sống những mầu nhiệm linh thiêng vốn làm cho Giáo Hội và các tín hữu đi từ Chúa Giê-su qua Giáo Hội, tới các Thánh và tới mọi người, để không ngừng trở lại với Thiên Chúa.
1. ĐỨC BÀ ĐỢI TRÔNG
Khi khấng ban cho Đức Trinh Nữ Ma-ri-a đặc quyền Vô Nhiễm Thai (lễ kính ngày 8 tháng 12 ), Thiên Chúa đã muốn chuẩn bị cho Con của người một người Mẹ xứng đáng. Cũng như vậy mà, ngay từ giây phút đầu tiên được thụ thai, Đức Ma-ri-a đã được gìn giữ khỏi mọi tội lỗi nhờ một ân sủng và được ban tràn đầy ơn huệ của Thiên Chúa. Lễ này được đặt ra muộn màng, vì vấn đề thần học mà nó làm dậy lên: làm thế nào Đức Ki-tô có thể là Đấng cứu chuộc tất cả mọi người, nếu Đức Ma-ri-a không có tội lỗi. Câu trả lời, nhờ Duns Scott (Đức Ma-ri-a được gìn giữ khỏi tội lỗi nhờ những công đức sau này của cuộc Khổ Nạn của Con Mẹ), đã cho phép sự truyền bá rộng rãi lễ này. Người ta thấy Lễ này ở Lyon từ thời Trung Cổ; Đó cũng là “Lễ của người Normand”. Việc tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Thai vào năm 1854 là một dịp để ngày Lễ lan rộng khắp toàn Giáo Hội. Chỉ hơn 3 năm sau (1858), Đức Ma-ri-a hiện ra ở Lộ-đức như để xác nhận tín điều này. Ngày lễ mừng Đức Bà Lộ-đức (11 tháng 2), được kết hợp với việc tôn kính Thánh Bernadetta, lan rộng nhanh chóng sau đó; lễ trở thành ngày dành riêng cho bệnh nhân.
Ngày Lễ Sinh Nhật Đức Bà (8 tháng 12) có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 6 ở Giê-ru-sa-lem, ở chổ được xem là nơi Đức Ma-ri-a sinh ra. Lễ du nhập vào Rô-ma cuối thế kỷ thứ 7. “Bình Minh của Ơn Cứu Độ” đã được đem đến cho chúng ta nhờ sự sinh ra này, nguồn hy vọng cho cả thế gian, bởi vì Đức Ma-ri-a là Đấng sẽ sinh ra Chúa Ki-tô, Mặt Trời Công Chính.
Còn một nghi lễ đến từ Giê-ru-sa-lem nữa ấn định lễ Dâng Đức Trinh Nữ (ngày 21 tháng 11). Đức Ma-ri-a, ngay từ khi có trí khôn, đã được hiến thánh hoàn toàn cho Thiên Chúa, trở thành đền thờ thiêng liêng cho vinh hiển của Ngôi Lời Nhập Thể. Sự tròn đầy ơn phúc của Đức Mẹ trở thành mẫu mực cho các Ki-tô hữu hiến dâng cho Chúa qua phép thanh tẩy. Mỗi năm, vào ngày này, rất nhiều tu sĩ lập lại lời khấn dòng của họ.
Lễ Truyền Tin (25 tháng 3) tỏa sáng đặc biệt trong năm Phụng Vụ, nhất là ở đó ta thấy tỏ hiện sự nhưng không của việc Thiên Chúa chọn Mẹ Ma-ri-a để làm mẹ của Con Chúa, cũng như lòng nhân từ vô biên của Chúa đối với chúng ta. Ngày lễ được sắp xếp 9 tháng trước Lễ Giáng Sinh, vì sự thu thai Chúa Giê-su (Nhập Thể) xảy ra vào ngày Truyền Tin. Sự Nhập Thể và “những hậu quả bao la” của nó làm hiện thực những lời hứa đối với dân Ít-ra-en và chứa chan hy vọng cho mọi dân tộc. Giáo Hội, Thân Thể Chúa Ki-tô, được sinh ra từ ngày ấy, bởi vì Đức Ma-ri-a sinh ra Chúa Ki-tô là Đầu Hội Thánh. Đức Ma-ri-a đón nhận điều ấy bằng đức tin và mang trong nhục thể của Mẹ. Lễ này được tập chú vào Chúa Giê-su, nhưng sự ưu tiên được dành cho Mẹ Ma-ri-a trong Phụng Vụ La Mã. Sự phát triển của lễ gặp khó khăn do được đặt vào Mùa Chay.
Dù vậy, húa Ki-tô khi đến trong thế gian, đã làm một cử chỉ vâng lời Chúa Cha; và Ngôi Lời Đấng hóa thành nhục thể cũng là Ngôi Lời đem lại Ơn Cứu Chuộc cho chúng ta; do đó người ta phải cử hành lễ này mà không lọai trừ viễn cảnh Cuộc Khổ Nạn và Sự Phục Sinh gần liền kề đó. Khi Thứ Sáu Tuần Thánh rơi vào ngày 25 tháng Ba – như Năm Thánh ở Notre Dame du Puy – trùng hợp với việc thời xưa người ta tin rằng ngày 25 tháng ba là ngày Chúa Giê-su chịu chết.
Mặc dù chỉ xuất hiện vào ngày 25 tháng 3 vào thế kỷ thứ sáu, Lễ này được chuẩn bị rất nhiều, mà cái quan trọng nhất chính là bài Tin Mừng về Truyền Tin và Thăm Viếng. Chính trong Mùa Vọng, thời kỳ Mẹ trông đợi Con Mẹ ra đời, Đức Ma-ri-a nên mẫu gương sáng chói cho Giáo Hội cũng đang đợi trông trong nguyện cầu, trong hy vọng và thống hồi vui mừng, sự thực hiện các lời hứa được ban từ khởi đầu thế giới. Ngay từ cuối thế kỷ thứ 6, ngày Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng ở Rô-ma mang đầy tính chất Thánh Mẫu, làm cho ta bằt đầu Năm Phụng Vụ với Mẹ Ma-ri-a. Ngày nay, sự hiện diện của Đức Ma-ri-a trong thời kỳ Tiền Giáng Sinh được phổ biến rộng hơn, nhưng cũng dễ thấy hơn, nhất là nhờ vào Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Phải ghi chú rằng người ta không chỉ giới hạn vào việc chờ Chúa Giê-su sinh ra, mà Giáo Hội và Mẹ Ma-ri-a cùng với Giáo Hội, hết lòng mong mỏi Chúa đến trong vinh quang.
Ngay sau khi Truyền Tin, Đức Ma-ri-a vội vã ra đi tới nhà chị họ, đó là Lễ Đức Bà Đi Viếng ( 31 tháng 5 ) mà Thánh Lễ được các Tu Sĩ Phan-xi-cô đưa vào năm 1263. Cuộc gặp gỡ giữa hai phụ nữ mang thai: Bà Ê-li-sa-bét tuyên xưng sự cao cả của đức tin của Đức Ma-ri-a và thiên tính của người con trai của em hô mình, là Chúa của mình. Gio-an Tẩy Giả cũng tham gia vào sự bày tỏ này bằng cách nhảy mừng. Bấy giờ Đức Ma-ri-a đọc bài Mafnificat ( tung hô ) của mẹ, bài ca tạ ơn làm rền vang đến muôn đời tất cả những cung nhịp tình lân ái của Chúa đối với Áp-ra-ham và dòng dõi Người. Đấng Toàn Năng làm cho Mẹ những điều kỳ diệu. Nữ tỳ khiêm cung đã trở thành Mẹ Thiên Chúa.
2. MẸ THIÊN CHÚA
Chứng từ đầu tiên của ngày Lễ Noel ( 25 tháng 12 ) có từ năm 354. Đêm ấy là Lễ Thánh Mẫu cách tuyệt vời, không chỉ vì ở đó người ta tôn vinh trực tiếp Đức Bà, nhưng vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và nhờ Mẹ, chúng ta có thể chiêm ngắm Chúa Giê-su Con Mẹ. Mặc cho những hòan cảnh khó khăn, niềm vui tràn ngập vũ trụ, từ các mục đồng cho tới các thiên thần. ”Ta báo cho anh em một tin tốt lành: một hài nhi đã sinh ra cho chúng ta”, trong Người chúng ta tôn thờ Thiên Chúa, Đấng đã viếng thăm chúng ta, Người là con của người phụ nữ, người con mà nơi người ỉan tính của chúng ta kết hiệp với bản tính Thiên Chúa; Người là Hòang Tử của An Bình, Đấng Thiên Sai được các tiên tri loan báo, vị vua cứu rỗi; Người la Thiên Chúa làm người. Khi mặc lấy bản tính nhân lọai của chúng ta, Đấng Cứu Thế đã làm cho chúng ta dự phần vào Thiên Tính của Người. Đó là khởi đầu của một Dân mới mà Đức Ma-ri-a là Mẹ.
Từ năm 1969, ngày 1 tháng 1 được dâng hiến để mừng Đức Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa. Có một sự lẫn lộn, mới đây được lấy lại, giữa Martine ( quan thầy của thành Roma, lễ kính ngày 1 tháng 1 ) và Đức Ma-ri-a. Tình mẫu tử trinh nguyên của Đức Bà nhờ đó Ngôi Lời đã nhập thể, đáng để chúng ta dành riêng một ngày lễ kính. Ngáy đó người ta cũng nhắc đến lễ cắt bì cho Chúa Giê-su và lễ đặt tên “Thiên Chúa Cứu Chuộc” của Người. Thật hạnh phúc vì ngày thế giới hòa bình cũng nằm trong khung thời gian “Vua Hòa Bình” ngự đến. Nhằm kéo dài Giáng Sinh, Lễ Hiển Linh ( 6 tháng 1 ) cử hành từ thế kỷ thứ 4 việc Ba nhà chiêm tinh đến Bê-lem. Đó là vì người con khiêm hạ của Đức Ma-ri-a đã để cho những đại diện của các dân ngọai được nhìn thấy sự cao cả thần linh và vương đế của Người, mà họ đã tiến dâng Người mộc dược của con người, vàng của vua chúa và hương trầm của Thiên Chúa.
Lễ Dâng Chúa ( 2 tháng 2 ) cũng chịu sự thay đổi tương tự như lễ Truyền Tin: ngày lễ thanh tẩy Mẹ theo nghi thức và cùng với Thánh Giu-se, Mẹ đem Chúa lên Đền Thờ, 40 ngày sau Lễ Giáng Sinh, như luật truyền. Sự gặp gỡ của Chúa Giê-su, ”Ánh Sáng Muôn Dân” với Si-mê-ôn là dịp để loan báo lời Ngôn Sứ về việc Mẹ Đồng Công Chịu Nạn, qua đó sự đồng công chịu nạn này sẽ dự phần vào việc cứu chuộc thế giới. Ngày lễ hiện hữu ngay từ thế kỷ thứ 4 ở Giê-ru-sa-lem.
Người ta buộc vào Lễ Hiển Linh, Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa và tiệc cưới Ca-na ( ở các Chúa Nhật sau Lễ Hiển Linh ), ở đó các diện mạo của nhân tính Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa, được Thánh Linh Chúa ngự, Hôn Phu của Giao Ước Mới, được tỏ lộ, tạo dịp cho Con Mẹ tỏ bày vinh quang của Người và chỉ cho các môn đệ lời khuyên “làm những gì Người nói với họ”.
3. ĐỨC BÀ DÂNG HIẾN
Sau câu chuyện Cana, mẹ của Chúa Giê-su đi theo Chúa khi Người rao giảng công khai, nhưng Mẹ suy gẫm trong lòng tất cả mọi biến cố như đến lượt Giáo Hội đang làm. Khi đến Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá, ”chịu đau đớn thảm thiết với Con Một của Mẹ, bằng trái tim của người mẹ mà hiệp với hiến lễ , đem lại cho sự hy tế của lễ vật, sinh từ lòng mẹ, sự hòa nhịp tình yêu của Mẹ”, để dâng lên Thiên Chúa Cha hằng hữu. Bên cạnh Đấng Cứu Thế, Mẹ thay chổ của Giáo Hội và cũng trở thành Mẹ Giáo Hội một cách trọn vẹn, khi Mẹ nhận lấy như con Mẹ người môn đệ mà Chúa Giê-su yêu mến. Liên kết với sự đồng công khổ nạn của Đức Ma-ri-a, có lễ Đức Bà Bảy Sự Thương Khó ( 15 tháng 9 ) do các Tôi Tớ của Mẹ Ma-ri-a thiết lập giữa thế kỷ thứ 13. Người ta có thể nối vào đó ngày lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Ma-ri-a ( thứ bảy sau Lễ Thánh Tâm ), nhắc nhở sự kết hiệp tình yêu của Mẹ với Thánh Tâm Chúa Giê-su đến tận Thánh Giá và sự cử hàng đầu tiên là do Thánh Jean Eudes vào năm 1648.
Các Bí Tích do Chúa Giê-su lập ra, rút sự hiệu nghiệm của chúng từ Thánh Giá, phải dành một chổ lớn lao trang trọng cho Đức Bà Ma-ri-a. Chúng ta đã đề cập đến phép rửa của Chúa Giê-su và tiệc cưới Ca-na, chúng ta sẽ thấy xa hơn nữa Lễ Hiện Xuống; ở đây chúng ta hãy chỉ duy nhất nói đến Thánh Thể là Mình và Máu Chúa Giê-su, sinh bởi Mẹ Ma-ri-a và chức vụ tư tế, vì Mẹ Ma-ri-a là Mẹ của Đức Ki-tô-Linh Mục.
Phụng Vụ ngày thứ bảy dâng hiến ngày hôm nay cho Đức Bà và làm ngày đó trở thành một sự chuẩn bị đầy hy vọng cho ngày Chúa Nhật, ngày của Chúa. Ở Tây Phương, việc thực hành này có công rất lớn của Alcuin de Tours từ năm 800.
4. NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG
Sáng ngày Phục Sinh, các thiên sứ tung hô Đức Trinh Nữ Trung Tín với những lời: ”Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, hãy vui mừng, vì Đấng mẹ cưu mang nay đã phục sinh” Ơn cứu chuộc đã được ban cho lòai người và Mẹ của Đấng sẽ được vinh hiển tròn đầy bên hữu Thiên Chúa khi Người lên Trời, trở thành Nữ Vương Thiên Đàng. Những ngày tiếp theo sau khi Chúa về Trời, Đức Ma-ri-a chờ đợi, giữa các Tông Đồ nền tảng của Giáo Hội, việc sai Chúa Thánh Linh đến và việc Chúa Thánh Linh ngự đến vào Lễ Ngũ Tuần trên mỗi người trong họ. Đức Ma-ri-a, đền thờ của Chúa Thánh Linh, cũng là Mẹ của Giáo Hội; vì thế Mẹ phải hiện diện khi khai sinh Giáo Hội một cách tỏ tường. Chính Đức Phao-lô 6, tác giả của bức thông điệp bất tử Marialis Cultus ( Lòng tôn sùng Thánh Mẫu, ban ngày 1.2.1974 ), đã tuyên xứng Mẹ là Mẹ Giáo Hội. Mầu nhiệm lớn lao này, chưa là đối tượng của một ngày lễ kính trong Phụng Vụ, thỉnh thoảng được cử hành ngày thứ hai sau Lễ Hiện Xuống.
Đức Bà còn phải đợi trước khi lên Trời nhận vinh quang Thiên Chúa dành sẵn cho Mẹ, bên cạnh Con Mẹ. Lễ Thăng Thiên ( Đức Mẹ Linh Hồn và Xác lên trời, ngày 15 tháng 8 ) – lễ đầu tiên của tất cả lễ kính Đức Ma-ri-a ( từ thế kỷ thứ 5 ở Giêrusalem ) – cử hành việc Đức Ma-ri-a vào nơi vinh phúc cả hồn và xác, không phải đợi đến ngày sống lại chung. Nơi Mẹ, Giáo Hội hớn hở vui mừng hoa trái tuyệt hảo nhất của ơn Cứu Thế và như trong một hình ảnh rất tinh tuyền, Giáo Hội vui mừng chiêm ngưỡng đều mà Giáo Hội tràn trề hy vọng. Lễ Mẹ Lên Trời là ngày Bổn Mạng của Nước Pháp Ki-tô giáo.
Từ đây Đức Bà rạng ngời nơi Thiên Cung như một nữ hoàng. Cũng như Lễ Mẹ Lên Trời quy chiếu lễ Chúa Thăng Thiên, ngày lễ Đức Ma-ri-a Nữ Vương ( được Đức Pi-ô 12 thiết lập năm 1954 – ngày 22 tháng 8 ), quy chiếu về ngày mà ta tôn vinh Đức Ki-tô Vua, mà Mẹ vừa là Mẹ vừa là Hôn Thê. Bởi sự vương giả làm mẹ, Đức Ma-ri-a theo đuổi sứ mệnh của Mẹ là cầu bầu bên cạnh Con Mẹ.
Tất cả các mầu nhiệm được cử hành trong Năm Phụng Vụ được gom lại thành một bó hoa nhân ngày lễ Đức Bà Mai Khôi ( 7 tháng 10 ), cho thấy chuỗi hạt, dù không thuộc về Phụng Vụ, chan hòa và ăn ý biết bao với Phụng Vụ. Ngày lễ này có công của Thánh Giáo Hòang Pi-ô 5 để biết ơn vì chiến thắng ở Lépante trên đội tàu chiến Ottoman vào năm 1571; để tránh cho Tây Phương bị chìm ngập trong Hồi giáo, Đức Thánh Cha khẩn khỏan kêu mời lần chuỗi Mai Khôi.
Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô 2 đã phổ biến lễ Thánh Louis Marie Grignon de Montfort (28 tháng 4) trong tòan Giáo Hội, bày tỏ lần nữa tầm quan trọng mà Ngài đặt nơi việc tôn sùng Thánh Mẫu.
Lm. JACQUES-MARIE GUILMARD