Hôm nay, Giáo Hội cho chúng ta một bản tóm tắt về “lựa chọn quan trọng”của chúng ta : “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất.Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là : Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy” (Mt 22: 37-40).
Bài đọc thêm: Lá thư tuyệt mệnh.
Thánh Mátthêu và Thánh Mácô đã đặt câu này lên môi miệng Chúa Giê-su Ki-tô; còn Thánh Luca thì đặt trên môi một người Pharisêu. Những lần đó đều là một cuộc đối thoại. Có lẽ Chúa đã được hỏi những câu hỏi tương tự như thế nhiều lần. Chúa Giê-su đáp lại bằng phần mở đầu của kinh Shemá, một công thức được soạn từ hai trích dẫn trong sách Đệ Nhị Luật và một từ Dân Số, mà những người Do Thái nhiệt thành đọc ít nhất hai lần một ngày: “Hỡi Ít-ra-en, hãy nghe đây: Ngươi hãy yêu mến Chúa hết lòng ngươi. (…)”. Khi đọc nó, chúng ta nhận thức được Thiên Chúa luôn hiện diện trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta , đồng thời ghi nhớ điều quan trọng nhất là : Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn và phải yêu người thân cận như chính mình. Sau này, vào cuối Bữa Tiệc Ly, và qua gương rửa chân, Chúa Giê-su sẽ tuyên bố một “điều răn mới”: “ Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy:là anh em có lòng yêu thương nhau“.(Ga 13,34 -35). Hãy yêu như Chúa yêu chúng ta, bằng “sức mạnh thần linh” này.
Bài đọc thêm: Hạnh phúc là gì vậy !
Chúng ta phải quyết định thực sự thực hành điều răn ngọt ngào này – hơn cả một điều răn, nó là một sự nâng cao, một năng lực – trong mối quan hệ của chúng ta với người khác: con người và đồ vật, công việc và nghỉ ngơi, tinh thần và vật chất, bởi vì mọi thứ đều được Thiên Chúa tạo dựng . Hơn nữa, nhờ được thấm nhuần Tình Yêu của Thiên Chúa, tình yêu đến với chúng ta trong suốt con người chúng ta, chúng ta có khả năng đáp lại Tình Yêu này một cách “thần thánh”. Thiên Chúa nhân hậu không hài lòng với việc xóa bỏ tội lỗi thế gian (x. Ga 1,29), Người còn thần thánh hóa chúng ta, cho chúng ta được “thông phần” (bản chất chỉ có Chúa Giê-su là Con) vào bản tính thần linh; chúng ta là con cái của Chúa Cha trong Chúa Con nhờ Chúa Thánh Thần. Theo quan điểm của các Giáo phụ, các Thánh thích nói đến việc được “thần thánh hóa”; chẳng hạn Thánh Basiliô đã viết: “ Cũng như những vật thể trong suốt và tinh tuyền , thì khi nhận được ánh sáng, lại tỏa ra ánh sáng… Những người được Thánh Thần chiếu sáng cũng tỏa sáng như vậy. Điều này bao hàm món quà ân sủng, niềm vui bất tận, sự trường tồn trong Thiên Chúa… và mục tiêu tối cao là được Thần thánh hóa. Chúng ta hãy đón nhận Ơn Chúa, hãy theo đuổi nó! Hãy cầu xin Chúa ban ơn phù trợ và cố gắng hết sức để chúng ta có thể Thánh hoá đời mình.
Cha Johannes VILAR (Köln, Đức)