Icon Collap
...
Trang chủ / Đức Phanxicô nghĩ gì về quỷ?

Đức Phanxicô nghĩ gì về quỷ?

Cám dỗ, thời thượng, đạo đức giả… Ba trong số chín các thủ thuật được Satan dùng để hành động chống lại con người.

Ở đây không phải là hình ảnh trên tranh ảnh hay trong phim: người đàn ông với vẻ mặt dữ dằn, có sừng trên đầu. Đức Phanxicô thường nhắc đến ma quỷ trong các các bài giảng, bài giáo lý của ngài, ma quỷ ở đây mang một hình ảnh khác. Đó là một loại hạt giống hiện diện trong xã hội, để gieo mâu thuẫn, dụ dỗ để chia rẽ con người. Một thực thể liên tục dụ dỗ để con người rơi vào cám dỗ.

Trong tác phẩm “Có quỷ” (Il diavolo c’è), tác giả người Ý Diego Manetti thu thập các lời Đức Phanxicô nói để cảnh báo các hiểm nguy của Satan và nói lên những gì ngài nói về quỷ. 

  1. Gieo cay đắng

“Như Bênêđictô XVI đã nhắc nhở chúng ta nhiều lần trong các bài giáo huấn của ngài, và cuối cùng là qua hành vi dũng cảm và khiêm nhường của mình, chính Đức Kitô đã hướng dẫn Giáo Hội qua Thần Khí. Thần Khí là linh hồn của Giáo Hội với sức mạnh ban sự sống và sự hiệp nhất: từ muôn vàn, Ngài nhập thể trong một nhiệm thể, nhiệm thể Chúa Kitô. Chúng ta không bao giờ được nhường bước trước bi quan, cay đắng mà ma quỷ dụ dỗ chúng ta hàng ngày: chúng ta có xác quyết mà Thần Khí cho Giáo hội, bằng sức thổi mạnh mẽ, bằng lòng can đảm để kiên trì và tìm kiếm các phương pháp mới để truyền giáo, mang Phúc Âm đến tận cùng trái đất”. Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến các hồng y, 15 tháng 3-2013

  1. Kẻ trộm hy vọng

“Niềm vui của chúng ta không phải là niềm vui phát sinh từ việc chiếm giữ mọi sự, nhưng nảy sinh từ sự gặp gỡ với một người: Chúa Giêsu, Đấng ở giữa chúng ta; cuộc gặp gỡ nảy sinh từ sự nhận biết, với Chúa, chúng ta không bao giờ ở một mình, dù trong những giây phút khó khăn, dù trên đường đời gặp chướng ngại, gặp các vấn đề tưởng chừng như không vượt lên được, và các hiểm nguy chướng ngại này thì có nhiều! Và lúc đó là lúc kẻ thù đến, ma quỷ đến, nó thường ngụy trang thành thiên thần và nói những lời lừa lọc chúng ta. Chúng ta đừng nghe chúng! Chúng ta hãy theo Chúa Giêsu”. Đức Phanxicô trong bài giảng ngày chúa nhật Lễ Lá, 24 tháng 3 – 2013)

  1. Người gieo cỏ lùng, gieo chuyện bép xép

“Tôi xin quý vị (Hiến binh Vatican) không những bảo vệ cổng ra vào Vatican – một công việc cần thiết và quan trọng – nhưng cùng với thánh bổn mạng của quý vị là Thiên thần Mi-ca-e bảo vệ các cánh cửa tâm hồn của những người làm việc ở Vatican, nơi cũng có cám dỗ như bất cứ nơi đâu: có một cám dỗ mà quỷ rất thích: cám dỗ chống sự hiệp nhất của những người sống và làm việc ở Vatican. Và quỷ cố gắng tạo chiến tranh nội bộ, một loại chiến tranh thế gian và thiêng liêng, đúng không? Một chiến tranh không dùng vũ khí như chúng ta biết, nhưng dùng miệng lưỡi”. Đức Phanxicô trong bài giảng cho Hiến binh Vatican, ngày 28 tháng 9 – 2013. 

  1. Satan khéo léo tài tình

“Nhiệm vụ của dân Chúa là gìn giữ Chúa Giêsu ở chính trong lòng mình, vì đó là Người mang sự sống đến cho tất cả mọi người, cho toàn nhân loại”. Và về phần mình, các thiên thần chiến đấu để con người được thắng”. Vì thế “Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu và loài người, nhân loại, tất cả chúng ta chiến đấu chống với những chuyện mà Satan làm để tiêu diệt con người. Vì vậy, bao nhiêu hoạch định, trừ tội lỗi của chính mình, nhưng rất nhiều dự án nhằm làm mất tính người do quỷ dẫn dắt, tất cả chỉ vì nó ghét con người. Satan tài tình khéo léo, trang đầu tiên của sách Sáng Thế đã nói. Nó khéo léo, trình bày mọi chuyện như thử những chuyện này là tốt. Nhưng chủ ý của nó là muốn hủy hoại tất cả”. Đức Phanxicô trong bài giảng ở Nhà nguyện Thánh Marta ngày 29 tháng 9 – 2014.

  1. Tên quyến dụ nguy hiểm

“Satan là tên quyến dụ người đặt bẫy và người quyến rũ. Nó dùng chiêu quyến rũ, một quyến rũ quỷ quái làm chúng ta tin mọi thứ. Với quyến rũ này, nó biết bán món hàng và bán được giá, nhưng cuối cùng thì nó phải trả giá!”

“Con rắn, ma quỷ có ba phương pháp: trước hết là có mọi sự, trong trường hợp này là bánh, là giàu có, từ giàu có dần dần đưa chúng ta đến tham nhũng, tôi không kể ra đây, tham nhũng ở khắp mọi nơi! Rất nhiều người đã bán rẽ linh hồn mình, bán hạnh phúc, bán cuộc sống, bán tất cả. Và đó là mức độ đầu tiên: tiền bạc, giàu có”. Đức Phanxicô trong thánh lễ cho Hiến binh Vatican, ngày 3 tháng 10-2015. 

  1. Bóng tối của những tinh thần ô uế

Pope Francis speaks during a meeting with the St Egidio charity to mark the 50th Anniversary of its foundation on March 11, 2018 at Santa Maria in Trastevere basilica in Rome. / AFP PHOTO / POOL / Filippo MONTEFORTE (Photo credit should read FILIPPO MONTEFORTE/AFP/Getty Images)

“Đời sống kitô là một cuộc chiến đấu trong đó hoặc mình chiến đấu, hoặc mình để lòng mình được cuốn hút bởi Chúa Giêsu, qua Chúa Cha, hoặc mình có thể nói “Tôi vẫn bình lặng, trong bình an”… Nhưng trong bàn tay của những người này, những người có tinh thần ô uế. Nhưng nếu mình muốn đi tới đàng trước, mình phải chiến đấu! Cảm thấy tâm hồn mình đang chiến đấu, để Chúa Giêsu chiến thắng.”

“Chính vì vậy, để kết luận, một kitô hữu phải xét mình và tự hỏi: “Tôi có cảm thấy cuộc chiến đấu này có trong lòng tôi không?”. Cuộc chiến đấu giữa đời sống tiện nghi hay phục vụ người anh em, giữa vui chơi hay cầu nguyện, thờ phượng Chúa Cha, giữa chuyện này hay chuyện kia? Tôi có cảm nhận mình muốn làm điều tốt hay có một cái gì chận tôi lại?” Đức Phanxicô trong bài giảng tại Nhà nguyện Thánh Marta ngày 19 tháng 1 – 2017.

  1. Không một đối thoại

“Con rắn, ma quỷ xảo quyệt: chúng ta không thể tranh cãi với nó. Hơn nữa tất cả chúng ta đều biết cám dỗ, chúng ta biết tất cả vì tất cả chúng ta đều có cám dỗ: nhiều cám dỗ của phù phiếm, kiêu ngạo, tham lam, hà tiện, rất nhiều! Nhưng tất cả “bắt đầu” khi chúng ta nói: Nhưng, mình có thể, mình có thể…”. Đức Phanxicô trong bài giảng tại Nhà nguyện Thánh Marta ngày 10 tháng 2 – 2017. 

  1. Lối sống thời thượng như một cám dỗ

“Với các linh mục, thỉnh thoảng họ nói với một chút xấu hổ: ‘Tôi muốn giáo xứ này… – Nhưng Chúa ở đây … – Nhưng tôi muốn giáo xứ này…’. Nói cách khác, chúng ta không đi theo con đường của Chúa, nhưng theo con đường của lối sống phù phiếm, của lối sống thời thượng. Và giữa giám mục chúng ta, đôi khi cũng xảy ra như thế: lối sống thời thượng như một cám dỗ. Và có khi, một giám mục cũng nói: ‘Tôi ở giáo phận này nhưng tôi nhìn giáo phận kia, giáo phận đó quan trọng hơn’, khi đó giám mục bắt đầu tạo áp lực, đi tìm ảnh hưởng để đến… giáo phận đó.  Đức Phanxicô trong bài giảng ở Nhà nguyện Thánh Marta ngày 21 tháng 2 – 2017. 

  1. Đạo đức giả và xu nịnh

“Những người đạo đức giả luôn bắt đầu bằng xu nịnh ca tụng. Rồi họ đặt một câu hỏi. Trong số các thủ thuật xu nịnh có thủ thuật không nói sự thật, phóng đại, làm người khác tin vào chuyện phù phiếm hư ảo. Tôi biết một linh mục ngày xưa, không phải ở đây, linh mục tin tất cả những lời xu nịnh mình, đó là yếu đuối của cha. Và các bạn của linh mục nói cha không học phụng vụ, vì cha không hiểu ý nghĩa đích thực của xông hương. Xu nịnh là như vậy, nhưng trong chiều hướng xấu. Chúng ta hiểu rõ khi đọc lại đoạn Tin Mừng: người pha-ri-sêu muốn thử thách Chúa Giêsu, họ xu nịnh Ngài để Ngài tin và rơi vào bẫy. Đó là thủ thuật của đạo đức giả: làm cho mình nghĩ họ yêu thương mình, họ luôn xông hương mình để đạt đến mục đích của họ”. Đức Phanxicô trong bài giảng tại Nhà nguyện Thánh Marta ngày 6 tháng 6 – 2017.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn: phanxico.vn

Bình luận
error: Content is protected !!