Vào ngày 20/6/1987, Thống đốc tỉnh Agri của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố với thế giới rằng: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Ataturk, cơ quan khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ… đã công nhận khám phá của nhóm thám hiểm Ron Wyatt. Đây là kết quả của nhiều chục năm nghiên cứu.
Đây chính là kết quả của nhiều chục năm nghiên cứu, con thuyền Noah chính xác như mô tả trong Kinh Thánh đã được tìm thấy
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công nhận vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi Ararat tại độ cao 2.000m so với mực nước biển ấy là con tàu của Nô-ê. Khu vực này trở thành công viên quốc gia, báu vật quốc gia của họ. Đây là một trong những phát hiện lịch sử học và khảo cổ học vĩ đại nhất, cho thấy Đại Hồng Thủy và con tàu Nô- ê là sự thật.
Báo Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin: Chính phủ khẳng định: “Đây là con thuyền Nô ê”
Tọa độ con tàu: 39 26’ 26.09″ Bắc, 44 14’ 04.29″ Đông. Hình ảnh vệ tinh
Con tàu nằm giữa một dòng bùn cổ. (Ảnh chụp năm 1959)
Trên mạn phải của con tàu, gần đuôi (điểm B) có 4 thanh lồi ra khỏi phần đất bùn, cách đều nhau, được xác định là các sườn khung của thân tàu. Đối diện với chúng, ở bên mạn trái, có một thanh sườn cũng lồi ra khỏi đất bùn (điểm A).
Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy hình dáng uốn cong của nó. Xung quanh đó là rất nhiều sườn khung khác, phần lớn bị chôn vùi trong đất, nhưng kiểm tra kỹ đều có thể thấy được:
Gỗ của con tàu đã bị hóa thạch. Các chất hữu cơ đều đã bị thay thế bằng khoáng chất, chỉ còn lại hình thù và dấu vết của các thanh sườn tàu.
Mắt người chỉ nhìn được vật thể nhờ ánh sáng phản chiếu từ nó. Để nhận ra những vật thể nằm bên dưới mặt đất, các nhà khoa học sử dụng sóng siêu âm xuyên qua mặt đất. Kỹ thuật này thường được dùng để xác định vị trí dầu mỏ và các khoáng chất khác. Thiết bị để làm việc này được gọi là Radar xuyên đất (máy GPR):
Kết quả radar scan: Radar ngầm đã giúp xác định rõ các cấu trúc bên dưới mặt đất. Chúng hoàn toàn đối xứng và có bố cục rất hợp lý. Đây là những kích thước chính xác như được mô tả của con tàu trong Kinh Thánh
Bên trong mẫu gỗ dán cực kỳ cổ xưa đã hóa thạch này, người ta tìm thấy dấu vết của những cây đinh sắt. Kiểm tra cho thấy phần keo dán rỉ ra từ các lớp gỗ dán. Bề ngoài của mẫu vật từng được phủ một lớp nhựa đường, cũng đã hóa thạch:
Những cây đinh sắt bên trong mẫu gỗ dán cực kỳ cổ xưa đã hóa thạch. Cây đinh tán cắm ngập vào phần thân gỗ hóa thạch. Kết quả phân tích cho thấy nó được làm bằng một loại hợp kim, trong thành phần có chứa cả nhôm. Chứng tỏ thời đó nhân loại có công nghệ rất cao:
Cách con tàu vài cây số, người ta tìm thấy nhiều khối đá rất lớn, một số dựng đứng trong khi số khác nằm dài trên mặt đất. Những khối đá này có khối lượng lên đến cả tấn, và có lỗ xuyên qua thân mình. Các nhà nghiên cứu đã công nhận rằng chúng là những cái neo, còn những cái lỗ là để buộc dây thừng. Nói cách khác, đây chính là những tảng đá mỏ neo:
Đại Hồng Thủy và con tàu Nô ê: Một câu chuyện đẫm nước mắt của lịch sử, không phải của truyền thuyết?
Đại hồng thủy là đại thảm họa khủng khiếp đã từng tới với loài người, được nhắc đến trong truyền thuyết của nhiều tôn giáo và nhiều dân tộc trên thế giới. Nó được miêu tả là một trận lụt cực lớn và là sự trừng phạt của Thiên Chúa do sự suy đồi đạo đức, thoái hóa biến chất của loài người. Duy nhất Nô-ê nghe theo lời chỉ dạy của Thần làm chiếc tàu và sống sót.
Toàn bộ trái đất khi ấy đã được che phủ bằng nước vài km chiều cao. Nước dâng lên cao hơn cả những đỉnh núi cao nhất, vào ngày 17 tháng 2, mưa 40 ngày đêm và nước dâng lên liên tục trong 157 ngày.
Trước đó, vì muốn lưu lại con người và giống vật để phát triển một nhân loại mới sau thảm họa, Thần đã phán truyền cho ông Nô-ê:
“Ngươi sẽ làm tàu thế này: chiều dài một trăm năm mươi thước, chiều rộng hai mươi lăm thước, chiều cao mười lăm thước. Ngươi sẽ làm một cái mui che tàu, và đặt mui cách phía trên tàu nửa thước. Cửa tàu, ngươi sẽ đặt ở bên hông; ngươi sẽ làm tầng dưới, tầng giữa rồi tầng trên.” (Sáng Thế 6:15-16).
Ngoài ra, Thần cũng hướng dẫn ông Nô-ê cách thức để sinh tồn và bảo tồn giống động thực vật trong tàu: “Trong mọi sinh vật, mọi xác phàm, ngươi sẽ đưa vào tàu mỗi loại một đôi, để giữ cho chúng sống với ngươi; phải có một con đực và một con cái. Trong mỗi loại chim, mỗi loại gia súc, mỗi loại vật bò dưới đất, mỗi loại một đôi sẽ đến với ngươi, để ngươi giữ cho chúng sống. Phần ngươi, hãy lấy mọi thứ ăn được và tích trữ cho mình; đó sẽ là lương thực của ngươi và của chúng.” (Sáng thế 6:19-21).
Sau đại hồng thủy, chỉ có gia đình Nô-ê còn sống sót cùng các loài vật mỗi giống một cặp đôi, trên con thuyền Nô-ê.
Và đây là mẫu vật hóa thạch các nhà khoa học thu được tại hiện trường, có niên đại đúng thời điểm kể trong Kinh Thánh:
Mẫu phân động vật hóa thạch.
Trái: gạc hươu hóa thạch. Phải: một chùm lông mèo.
Sau trận lụt kinh hoàng, nước rút dần khỏi mặt đất thì ông Nô-ê thả một con quạ bay ra khỏi tàu xem tình hình bên ngoài. Lần thứ nhất, con quạ không tìm được chỗ đậu chân vì nước chưa rút, nên nó bay về lại tàu. Bảy ngày sau, con bồ câu được thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành lá ô liu tươi. Ông Nô-ê biết là nước đã giảm xuống, mặt đất đã trở lại.
Những nghiên cứu mới đây tiếp tục khẳng định Đại Hồng Thủy và con tàu Nô ê
Tiếp sau những nghiên cứu vào những thập niên 70, 80, vào tháng Chín năm 2004, những nhà khoa học từ một số tổ chức, trong đó có Robert Ballard của National Geographic Society, người đã nổi tiếng với việc phát hiện ra xác tàu của “Titanic”, đã tiến hành một cuộc thám hiểm tại Biển Đen (khu vực Thổ Nhĩ Kỳ). Họ phát hiện ra rằng biển nội địa này không phải luôn luôn như chúng ta thấy ngày nay.
Biển Đen -nó có thể đã hình thành từ một hồ nước khổng lồ của nước đen mà những con sóng đã đột nhiên tăng lên rất nhanh chóng, tại một thời điểm cụ thể trong lịch sử. Tất cả mọi thứ đã biến mất đột ngột đến mức những người dân sống trên bờ đã bị buộc phải rời khỏi ngay lập tức tới các vùng an toàn hơn, buộc họ phải bỏ lại đằng sau ngôi nhà của mình, công cụ của mình, vv.
Đầu năm 2006, giáo sư Porcher Taylor cũng đã thông báo rằng sau khi nghiên cứu sâu rộng trong nhiều năm nhờ sự giúp đỡ của các hình ảnh vệ tinh, các kích thước của vật thể con tàu tại hiện trường cũng như mọi đặc điểm của nó tương ứng một cách hoàn hảo với con thuyền được mô tả trong Kinh Thánh.
Sự trùng hợp kỳ lạ: Vì sao những câu chuyện lịch sử của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên thế giới đều kể lại câu chuyện về Đại Hồng Thủy và con tàu Nô- ê?
Các “huyền thoại” Kinh Thánh của Đại Hồng Thủy đã đồng thời được đề cập trong các tài liệu lưu trữ của các dân tộc khác nhau, bao gồm cả người Hindu, người Sumer, người Hy Lạp, các Acadians, người Trung Quốc, các Mapuches, các Mayas, người Aztec và người dân trên đảo Phục Sinh.
Trong tất cả những câu chuyện này, các chi tiết giống nhau một cách đáng ngạc nhiên. Đều là đã có cảnh báo từ các Thần về việc phải xây dựng một chiếc tàu, để có thể sống sót qua cơn Đại Hồng Thủy và để phục hồi sau đó sự sống trên hành tinh. Nhưng loài người đa phần cười không tin. Duy nhất chỉ có Nô-ê tin nghe và làm theo lời dặn của Thần.
Sự chuẩn xác tuyệt đối giữa các dữ liệu lịch sử và phát hiện của các nhà khảo cổ
Sử thi Gilgamesh (niên đại ít nhất 2660 năm trước) có ghi rằng đỉnh núi Nisir là nơi an nghỉ của con tàu huyền thoại: Tên gọi hiện nay là núi Nasar.
Cổ thư Houd Sura 11:44 (thuộc bộ sách Koran) ghi: “Con tàu đến an nghỉ trên ngọn Al-Judi, và nghe thấy một giọng nói: “Những kẻ xấu ác đều đã chết”: Thực tế hoàn toàn chính xác. Ngọn Al-Judi chính là nơi ban đầu con tàu nằm, trước khi bị dòng bùn cổ cuốn trôi xuống vị trí hiện nay.
Cổ thư Genesis 8:4-5 (thuộc Kinh Thánh) ghi: “Và con tàu yên nghỉ vào tháng thứ 7, ngày 17 tháng ấy, trên dãy núi Ararat. Và nước rút liên tục cho đến tháng thứ 10: vào tháng thứ 10, ngày đầu tiên tháng ấy, [con tàu] được trông thấy trên đỉnh của các ngọn núi ấy”: dữ liệu hoàn toàn chính xác.
Biên niên sử Ashurnasurpal II của Assyria (833-859 trước công nguyên) nói con tàu nằm lại ở phía nam của dòng sông Zab: Hoàn toàn chính xác.
Cuốn Theophilus của Antioch (115-185) nói rằng vào thời của ông người ta có thể trông thấy được con tàu trong những ngọn núi của người Arab: Hoàn toàn chính xác.
Vậy là, liên tục có những khám phá mới về điều kỳ diệu tưởng chừng như không có. Những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, không tin.
Dành một chút suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn qúa ư nhỏ bé. Hãy tôn trọng thiên nhiên đất trời. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.
ĐKN