Thứ Bảy, Ngày 12 tháng 7-2008 |
Lm Francis Lý Văn CaTheo tin tức và hình ảnh đã được đăng tải trên Vietcatholic News trong những ngày qua, thì tại Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Sài Gòn đã khai mạc Tuần Chín Ngày Kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, một tấm ảnh được rước từ họ đạo có tên gọi là La Mã, ở Bến Tre. Theo tôi được biết là đã có rất đông giáo dân tại Sài Gòn và nhiều nơi khác đã đến để tôn kính ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp Bồng Chúa Hài Đồng trong suốt tuần Cửu Nhật…
Tôi xin phép tác giả bài viết là Maria Vũ Loan để trích lại môt vài đoạn ngắn trong bài viết về ‘Bức Ảnh Lạ’ nầy để bắt đầu một bài viết đóng góp cho những ai muốn suy tư thêm về Bức Ảnh Lạ nầy mà tôi đã là một trong những người đầu tiên đã được hưởng “Ơn” từ Ảnh Lạ nầy. Hai tháng sau, ngày mùng 7 tháng 10 năm 1950, chiến sự lại diễn ra ngay trong khu vực Bầu Dơi, lửa đạn bắn ra tơi bời khiến dân làng phải chạy trốn. Ông Trùm Hạt cùng người con út không kịp chạy phải núp dưới tủ thờ cho qua cơn sóng gió. Lúc im tiếng súng, căn nhà ông đã bị tan nát vì súng đạn, chỉ trừ nơi tủ thờ ông núp là còn nguyên vẹn, nhìn lên ảnh Đức Mẹ để tạ ơn thì ôi lạ lùng xiết bao! Bức ảnh mờ phai mục nát trước kia, sao đã sáng rõ mọi nét, tốt tươi mọi màu sắc từ lúc nào? Ông Trùm cảm động vô cùng. Với tâm hồn đơn sơ và thành tín của một ông già đạo đức nơi thôn dã, ông tin ngay là một phép lạ của Đức Mẹ: Đức Mẹ chẳng những đã cứu thoát hai cha con ông trong lúc nguy khốn cực điểm, lại còn hiển linh trên bức ảnh phai mờ mà xưa nay ông vẫn tôn kính và hết niềm cậy tin” Trích bản tin từ Vietcatholic, ngày 16.6.2008 của tác giả Maria Vũ Loan. http://www.vietcatholic.net/News/Html/55833.htm Tôi chào đời trong thời chinh chiến của thập niên 50 tại họ đạo Thủ Ngữ, thuộc Giáo Phận Mỹ Tho ngày nay; lúc đó chiến sự đang xảy ra tại họ đạo Bầu Dơi, thuộc Giáo Phận Vĩnh Long ngày nay như bài đã được viết… Tôi không nhớ rõ cho lắm là sau năm 1950 khoảng từ 2 đến 3 năm, trong toàn vùng hay làng của chúng tôi bị một chứng bệnh truyền nhiễm là ‘Đậu Mùa’ đã cướp đi rất nhiều mạng sống của nhiều người, nhất là đối với trẻ em vì kháng thể yếu. Vi trùng của chứng bệnh nầy lây rất nhanh. Nếu gia đình nào có ai bi bệnh nầy mà qua đời là phải tìm cách chôn thật nhanh nếu không di trùng sẽ lan nhanh đến người khác. Bệnh Đậu Mùa nầy đã cướp đi 5 người anh hoặc em trai của tôi. Số phận của tôi cũng không tránh khỏi ‘Virus’ của bênh đậu mùa nầy đã lây từ những người trong gia đình… Cha mẹ của tôi cũng nghĩ là số phận của tôi cũng sẽ giống như là các anh em của tôi, cho nên vấn đề chuẩn bị cho tôi một cái ‘Hòm Nhỏ’ mà người miền Nam chúng tôi thường gọi đó là cái ‘Quách’ để chôn những em bé… Cha của tôi và các cậu trong gia đình bèn cưa một tấm ván nhỏ trong nhà và đóng cho tôi một cái ‘Quách’ sẵn sàng để đưa tiễn tôi lên đường bất cứ lúc nào mà Chúa Gọi qua Virus Cực Mạnh của thời đó với phương tiện y khoa chưa được tiến bộ và thuốc men đâu có như ngày nay. Trong lúc đó, một người mợ dâu của tôi ở họ đạo Kinh Điều-Quới Sơn ‘mách bảo’ cho cha mẹ của tôi là… “Bên họ đạo La Mã Bến Tre có Ảnh Đức Mẹ linh lắm anh chị thử đưa thằng….. sang đó khẩn cầu Đức Mẹ coi thế nào…” Các cậu và cha của tôi ‘Bàn Ra’: “Thôi đừng có đưa nó đi đâu cả, chắc nó cũng theo số phận của mấy đứa kia…” Riêng mẹ của tôi thì nghĩ rằng… ‘Còn nước còn tát…’ Bà nói với cha của tôi là nên đưa tôi sang Nhà Thờ La Mã để dâng cho Đức Mẹ bên đó và cha tôi đã chìu ý của mẹ tôi. Với chiếc xuồng ‘Ba Lá’ cha mẹ của tôi đã ‘Bơi Xuồng’ đưa tôi từ nhà thờ Thủ Ngữ xuôi theo con ‘Nước Ròng của ‘Vàm Kỳ Hôn’ qua ‘Cửu Long Giang – Bến Tre’ và không biết bao lâu 2 ông bà đã “Bơi Xuồng” đến được Nhà Thờ Đức Mẹ La Mã…??? Lúc đó cả thân hình của tôi được quấn chặt như đòn bánh tét bằng vải mùng hay băng vải của thời bấy giờ. Ngay cả 2 tay của tôi cũng được bó chặt luôn xuôi theo thân mình. Lý do là chứng bệnh nầy gây ngứa ngáy rất là khó chịu trên thân mình nên người bệnh cứ phải gãy những nơi bị ngứa có thể bị nhiều sẹo trên mặt hay bất cứ nơi nào… chỉ trừ lỗ mũi thì chừa ra để cho tôi thở. Một miếng lá chuối non ‘thật mỏng’ để trên lỗ mũi. Nếu tờ lá chuối còn nhấp nhô là biết tôi còn thở nghĩa là tôi ‘chưa chết’. Mẹ của tôi đã đặt tôi trên bàn thờ thô sơ trong ngôi nhà thờ đầu tiên, nhưng chắc chắn là sau ngày 20.6.1951 như bài viết của Maria Vũ Loan; ”Ngày 20 tháng 6 năm 1951, họ La Mã khánh thành ngôi nhà thờ mới, tuy cũng lợp lá sơ sài, nhưng khang trang rộng rãi hơn trước. Ngày 15 tháng 8 năm 1951, nhân dịp mừng lễ Đúc Mẹ Mông Triệu lần đầu tiên, kể từ khi Đức Giáo Hoàng Piô 12 ban sắc lệnh phải tin về tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn cả xác…” Mẹ tôi đã khấn nguyện như sau: “Đây là đứa con độc nhất còn sót lại trong 6 đứa con trai. Nếu Mẹ cứu nó thì con sẽ dâng nó cho Mẹ. Nó sẽ không thuộc về con nữa… mà sẽ thuộc về Mẹ…” Sau khi khấn nguyện cùng Đức Mẹ La Mã, Bến Tre xong, ông bà lại xuôi dòng ‘Cửu Long Giang’ về lại họ đạo Thủ Ngữ. Mẹ tôi đã không quên ‘Chuộc’ một Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Họ Đạo La Mã, Bến Tre đem về như là Đấng Hộ Phù – Bổn Mạng của tôi. Về đến nhà, các cậu tôi đến xem tình hình sức khoẻ của tôi như thế nào… Tôi vẫn bị cột chặt như đòn bánh tét và tờ lá chuối non vẫn nhịp nhàng theo hơi thở….. rồi thời gian dần trôi qua… chiếc ‘Quách’ đã đóng sẵn cho tôi đã được ‘bửa ra’ dùng làm củi chụm…. Thời gian thắm thoát…. Mẹ tôi luôn sợ tôi sẽ ‘Chết Yểu’ như những anh em của tôi, vì bà cũng tin rằng bà ‘Không Có Số Nuôi Con Trai’, cho nên lúc còn nhỏ, vì hoàn cảnh gia đình nghèo cũng một phần, tôi được gửi đi xa để ăn nhờ ở đậu và học nữa… Mẹ tôi đã không ngừng nhắc nhở tôi là ‘Con Khẩn – Con Cầu’. Bốn chữ nầy nó đã không ngừng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong quãng đời thơ ấu và cho đến một lúc nào đó tôi đã thực hiện ước muốn của người Mẹ nầy… Bức Ảnh mà tôi cho đăng kèm trong bài viết nầy chính là Bức Ảnh mà mẹ tôi đã ‘Chuộc’ cách nay phải trên 50 năm theo như lịch sử của Bức Ảnh Nguyên Thủy như chúng ta đã được đọc trong lịch sử của Bức Ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp. Bức Ảnh mà mẹ tôi ‘Chuộc’ đem về thì hình mầu đen có ghi hàng chữ tắt là Đ. M. H. C. G – Họ La Mã Bến Tre. Bức Ảnh Mẹ Maria mầu đen nầy, nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy trên đầu của Mẹ có đội mũ ‘triều thiên’. Như vậy thì Bức Ảnh mà mẹ tôi đã Chuộc chứng minh là biến cố tôi được mẹ kể lại là….”Tôi được quấn tròn như đòn bánh tét để nằm trên bàn thờ Đức Mẹ…” Sự kiện nầy đã diễn ra SAU biến cố đã được thuật lại như bài đã trích đăng: “…Cha Phêrô Dự đang sắp giảng, ngài nhìn lên bức ảnh cầu nguyện thì ôi! lạ lùng thay! ngài thấy trong bức ảnh một mũ triều thiên hiện thêm ra trên đầu Đức Mẹ. Ngài nhớ rõ bức ảnh trước đây không có triều thiên. Ngài quay ra chỉ cho bổn đạo thấy sự thay đổi lạ lùng ấy. Hàng ngàn người có mặt ở nhà thờ đều cảm động. Ngày 12 tháng 1 năm 1952 Đức Cha Ngô Đình Thục đến viếng họ La Mã. Sau khi ở nhà thờ về, ngài hỏi cha Dự: – Ủa! Sao trên đầu Đức Mẹ lại có cái triều thiên từ bao giờ? Lần trước tôi có thấy đâu? Bấy giờ cha Dự mới kể cho ngài nghe câu chuyện xẩy ra hôm 15 tháng 8 năm 1951. Hiên nay nhiều người còn giữ được hình chụp bức ảnh trước ngày 15 tháng 8 năm 1951, nghĩa là khi chưa có mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Đó là tang chứng rất rõ ràng.
|
Nguồn tin: www.memaria.org