Icon Collap
...
Trang chủ / QUÊ HƯƠNG TÔI III

QUÊ HƯƠNG TÔI III

Tôi một con người không giỏi giang gì, văn không hay chữ cũng không tốt nhưng những gì về quê hương tôi viết ra đều xuất phát từ những gì tôi nhìn thấy, tôi nghe, tôi quan sát và tôi cảm nhận được.

Ở phần I và II, tôi chỉ kể cho các bạn những gì là viễn cảnh đẹp đẽ của một vùng quê và sơ qua những gì gọi là biến động gây nên ảnh hưởng lớn cho giáo xứ và những con người nơi đây.

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ cho các bạn biết “Đông Yên” quê tôi đã và đang như thế nào? Đầu tiên tôi muốn nói đến cái tên “Đông Yên”, đúng như cái tên này đã nói lên rất rõ tính chất vốn có của nó. Vâng! Giáo xứ tôi được “Yên” bình, an lành khi cả giáo xứ tôi đầy đủ, “Đông” đúc như trước kia, hơn 1000 hộ dân sống trong một vùng quê không thể yên bình hơn ở mảnh đất Miền Trung nói riêng và hình chữ S nói chung, so với các vùng lân cận thì với số lượng dân khá hùng hậu này thì nhiều người sẽ nghĩ “ở đây đông như vậy sao có thể quản nổi, chắc cũng chả yên ổn, vui vẻ gì? Nhưng những người đó đã lầm vì giáo xứ tôi dù đông nhưng rất bình yên vì đơn giản tất cả chúng tôi đều mang trong mình một cái tên chung là “Đông Yên”.

Là một vùng đất nối liền với biển cả quanh năm chúng tôi phải đối diện với thời tiết khá khắc nghiệt, cũng có những thiệt hại nhưng tất cả đều nằm trong sự quan phòng của Chúa và sự bao bọc, chở che của Đức Trinh Nữ Maria. Dù thiên nhiên có mạnh mẽ, hung giữ đến cỡ nào cũng không thể thắng nổi bàn tay uy quyền của Chúa là Cha chúng tôi và vòng tay ấm áp, dịu dàng của Mẹ Thiên Chúa.

Nhưng rồi cũng như những chú chim kia khi trưởng thành phải rời khỏi tổ ấm của mình để tự lập nuôi lấy bản thân thì chúng tôi cũng vậy, vòng tay của Mẹ dần nới lỏng ra và bắt đầu cho những khó khăn đến trên giáo xứ tôi. Và khi hai bàn tay của Mẹ không còn chạm nhau nữa thì cũng là lúc cuộc thử thách thực sự đến với chúng tôi. Có lẽ cái tên “Formosa” đã không còn xa lại với chúng ta nữa và chính cái tên này lại là vũ khí đắc lực của những thế lực cho rằng đạo công giáo là một loại mê tín, cho dù đạo công giáo đã được thừa nhận, được hoạt động một cách công khai và không làm hại đến ai nhưng có những thế lực ngầm xóa sổ đạo công giáo. Tôi nói đến đây chắc các bạn cũng đã biết đó là thế lực nào rồi.

Sự tấn công như vu bão của “vật chất, tiền của và danh lợi” đã làm nên mọi đổ vỡ, chia sẽ trong giáo xứ chúng tôi, những suy cho cùng thì tất cả đều do chúng tôi quá yếu đuối, là sự yếu đuối của loài người. Tôi phải thú nhận những loại vũ khí này quá sắc bén, nó đã cắt đứt đầu chiên với đoàn chiên, chia đoàn chiên ra thành nhiều mảnh. Và cho đến bây giờ, tên gọi “Đông Yên” vẫn còn đó nhưng trên mặt địa lí, chúng tôi bị tách cách xa nhau hơn 15km, tuy rằng trước đây khi tách ra cả hai phía không mấy hòa thuận nhưng sự thật trong thâm tâm của chính bản thân mình, tôi cảm thấy thương cho những con người trong giáo xứ tôi, chúng tôi đã quá yếu đuối, đã quá lơ là mà trúng kế của ma quỷ.

Tôi đã tự hỏi “tại sao cùng là một nguồn mà ra sao bây giờ quay ra cắn xé nhau như thế, không phải trước kia rất hòa thuận, yêu thương và đoàn kết lắm sao? Tại sao bây giờ lại bị mưu mô ma quỷ mà tự mình đánh đổ chính bức tường chắc chắn đó?” Tôi đã tự hỏi như thế rồi tự nghĩ, tự trả lời và đến bây giờ tôi mới nhận ra ngay bản thân mình đã quá yếu đuối chứ nói gì đến giáo xứ khi  gặp ngay tình cảnh éo le như thế, bị chèn ép mọi bề. Tôi thương hại cho chính thân phận con người của mình, tôi không thể làm gì cho giáo xứ của tôi, chỉ biết nhìn, quan sát mà bất lực không thể làm gì.

Bài đọc thêm: Quê hương tôi II

Nhưng tôi lại vui mừng hơn vì khi giáo xứ tôi chính mình trải qua những chuyện như vậy thì mới nhận ra được tình yêu cao cả của Thiên Chúa và sự bảo hộ không tính toán của Đức Maria cùng thế lực ma quỷ tối tăm như thế nào? Tôi nhận ra Chúa, Mẹ đã không bỏ rơi giáo xứ tôi.

Tôi nhận ra chính những con người vẫn còn bám trụ tại mảnh đất của cha ông lại là cách mà Chúa dùng để giữ lấy ngôi thánh đường cùng như cơ hội nhỏ nhoi để giữ lại xứ đạo chúng tôi, tôi không biết có ai nghĩ như tôi không nhưng tôi rất mong những người con giáo xứ “Đông Yên” có thể nghĩ như vậy, dù là những người đã đến nơi ở mới, tôi thật không muốn giáo xứ tôi mãi chia rẽ như thế này. Một người con gái không tài cán này mong được nhìn thấy một “Đông Yên” như trước kia, luôn yêu thương, vui vẻ, chân thành và đoàn kết ngay trong ngăn trở của địa lý. Câu chuyện về giáo xứ tôi nghĩ chỉ có thể viết ra ba phần nhưng có lẽ không thể được vì không thể viết ra hết trong phần này, hẹn gặp lại các bạn ở phần tiếp theo của chúng tôi.

 Truyền Thông Hội Mẹ Hằng Cứu Giúp & St. Alfonso.

Bình luận
error: Content is protected !!