Icon Collap
...
Trang chủ / Nào, can đảm lên, nhận mình có tội

Nào, can đảm lên, nhận mình có tội

Sau khi xưng tội xong và thú nhận mình đã phạm một vài chuyện khá nặng, cô hỏi tôi: “Thưa cha, Cha gọi những chuyện này là gì? Chứng rối loạn tâm lý của con? Tổn thương của con? Vấn đề của con hay con thiếu trưởng thành?

Tôi vừa nói đùa, vừa trả lời: “Thì cứ gọi nó là tội đi! Nhận tội đi và cứ xem con được xứng đáng là một biểu tượng cực mạnh và trường cữu.”

Cô chân thành xưng tội và khi đặt các câu hỏi đó, cô không cố ý muốn trốn trách nhiệm hay che giấu mặc cảm tội lỗi. Tuy nhiên, trong lòng cô, có một cái gì đó làm cô lưỡng lự không thể nói một cách đơn giản: “Con có tội, con là người tội lỗi.”

Sự lưỡng lự đó chứng tỏ cô là người của thời đại này. Ngày nay, trừ ra khi nói về các công ty lớn hay về một hệ thống, người ta do dự khi dùng chữ tội.

Hiếm khi chúng ta nghe một lời thú nhận đơn giản và khiêm tốn, khi nào cũng nghe nói thêm lý do để nhẹ tội: “Tôi có tội. Tôi không có lý do nào để biện minh… tôi cũng chỉ là một con người.”

Không có khả năng nói được những câu này làm chúng ta yếu người.

Trước hết chúng ta yếu đi bởi vì ý nghĩa của tội liên hệ đến ý nghĩa của tình yêu. Phạm tội là phản bội – trong tình yêu. Đánh mất ý nghĩa về tội của cá nhân là đánh mất ý nghĩa mình được yêu thương sâu đậm và riêng tư.

Những cặp tình nhân biết rằng sự thiếu trưởng thành, tổn thương và chứng rối loạn tâm lý của họ đóng một vai trò trong các vấn đề của họ. Họ cũng biết rằng, cuối cùng, có một cái gì đó gọi là phản bội, tội lỗi.

Thứ hai, một cách hời hợt hơn, không nói được mình là người có tội là hạ thấp biểu tượng mà dưới biểu tượng này, chúng ta núp trong đó. Nói rõ ra, các biểu hiện tâm lý – rối loạn tâm lý, thiếu trưởng thành, tổn thương – không gắn các hành vi chúng ta với một cái gì  tốt đẹp, phong phú hay vĩnh viễn. Biểu tượng của tội lỗi thì gắn.

Một tội, thì có thể phong phú và thú vị hơn là chứng rối loạn tâm lý hay thiếu trưởng thành. Daniel Berrigan châm biếm rằng khi các thế hệ sau đọc cáo phó của thời này, họ sẽ ngạc nhiên khi thấy nền văn minh chúng ta chết vì “chẳng có bệnh gì nặng hơn là chứng mụn và trĩ của tâm trí.”

Tôi nghĩ lỗi lầm chúng ta xứng đáng hơn thế nhiều! Biểu tượng của tội gắn lỗi lầm chúng ta vào với sự yếu đuối của tất cả những ai đã không đi đúng đường và với những ai sẽ chiến đấu trong trận chiến này. Biết mình có tội là biết sống khiêm tốn.

Một cách đứng đắn, thú nhận mình có tội là đi trên con đường chân chính, con đường mình sẽ được tha thứ.

Khi không chấp nhận mình có tội, chúng ta buộc mình không thành thật bởi vì, cuối cùng,không ai có thể ngay thẳng đứng trước Thiên Chúa và người khác mà không nhận thấy: “Tôi yếu đuối. Tôi đã làm những chuyện tôi không nên làm. Điều tốt tôi muốn làm tôi lại không làm. Sự dữ tôi muốn tránh thì tôi lại làm. Tôi cần được tha thứ.”

Không nói lên được lời thú nhận là nói dối. Để chối tội, chúng ta phải biện minh, bào chữa, đổ thừa, nhấn mạnh quá mức các ảnh hưởng tâm lý, xã hội cho hành động của mình.

Chúng ta thấy rõ điều này trong câu chuyện của ông A-dong và bà Ê-va. Sau khi phạm tội, đứng trước Thiên Chúa, họ không thể đơn giản nhận mình có tội. Họ biện minh: “Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy! Ma quỹ đã cám dỗ con!”

Nếu lúc đó, hai người đơn giản nhận tội, lịch sử con người đã có thể khác. Thay vì xin được cứu rỗi, A-dong và Ê-va đã tự vùi mình sâu hơn trong khiếm khuyết của họ.

Chúng ta cũng giống vậy. Khi nói dối, khi biện minh, chúng ta không muốn được tha thứ mà đáng lẽ chúng ta được, chúng ta thu mình sâu hơn trong cái xấu của mình.

Chỉ khi nào chúng ta đứng trước Thiên Chúa và người khác, như người thu thuế, chúng ta thú nhận các phản bội của mình: “Những việc này không đúng. Tôi không nên làm… nhưng tôi không ngăn được”, thì lúc đó chúng ta mới được tha thứ và lúc đó chúng ta mới được rửa  sạch. Sự tha thứ không làm biến mất chứng rối loạn tâm lý và thiếu trưởng thành. Nó rửa sạch tội lỗi.

Chỉ khi nào chúng ta đơn giản và khiêm tốn nhận mình có tội, thì khi đó chúng ta mới đứng chung với những người khiêm tốn, những quả tim bị tổn thương, những người mà Chúa Giê-su đến cứu, những người này cho chúng ta cơ hội để đứng dậy, khởi đầu một cuộc sống mới, được tươi mát lại và được yêu thương.

Tôi quen một ông, ông thích diễn tả sự thất vọng trước các sai lầm về mặt đạo đức của mình: “Thật là ngu không thể tin nổi… nhưng ngay lúc đó, tôi lại tưởng nó là tốt!” Đó là cách cầu nguyện của người thu thuế hôm nay. Có lòng chân thật trong đó, giúp cho việc đón nhận ơn tha thứ.

Tôi quen một bà, bà thường đến xưng tội, lần nào bà cũng bắt đầu bằng một câu rất hay: “Con là người tội lỗi được yêu thương.”

Trong câu nói đó, bà giữ cân bằng đúng giữa những chân lý quan trọng nhất của con người: chúng ta là những người tội lỗi nhưng chúng ta lại được yêu thương.

Nhận mình có tội là làm cho mình được tự do để nhận tình yêu. Biết chúng ta được yêu dù có tội, là giải thoát chúng ta khỏi mặc cảm tội lỗi và tự ghét mình. Đó chính là điều Martin Luther nghĩ khi ông nói: “Hãy can đảm phạm tội!”

Nguyn Kim An dch

Bình luận
error: Content is protected !!