“…Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…”
“Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” mang nặng tâm tình của một cô giáo tràn trào tình yêu với Tổ quốc, với khát khao Đất nước được đổi thay. Bài thơ ra đời trong bối cảnh miền Trung gồng mình chống lại thảm họa Formosa. Tuy nhiên, bài thơ đã khái quát cả những thực trạng xấu của Đất Nước mang tên Việt Nam, trong đó có tình trạng xem “Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…”. Và điều đó thực sự không sai, cả khi thảm họa Formosa đang ngồi trên chảo lửa hay khi biến cố đó đã trải qua hơn một năm. Tình trạng phá thai đang tăng dần chính là “dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang đứng trên bàn cân xem xét tính nhân bản của một Đất nước. Mời bạn đọc cùng “chiêm ngưỡng” những “con số biết nói” của tình trạng đáng buồn này.
- Theo báo cáo mới công bố của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam đứng thứ ba (sau Trung Quốc, Nga) về tỉ lệ phá thai hằng năm. Tới tháng 9 năm 2017, Việt Nam có đến 1,52 triệu ca phá thai. Và trung bình mỗi năm có 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức.
- Việt Nam đứng top đầu về phá thai tại Châu Á và đứng trong top 5 nước trên Thế giới về hiện trạng này.
- Thống kê từ hai bệnh viện phụ sản lớn nhất khu vực phía Nam là Từ Dũ và Hùng Vương, số lượng phụ nữ nạo phá thai những năm qua gần như không giảm. Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ty, Phó Khoa Kế hoạch hóa gia đình, Bệnh viện Từ Dũ cho biết năm 2016 bệnh viện tiếp nhận 27.154 ca phá thai, riêng sáu tháng đầu năm 2017 có 14.159 ca.
- Phá thai ở trẻ vị thành niên hơn 1.000 ca. Trung bình mỗi ngày tiếp nhận khoảng 80 ca đến bỏ thai. 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, sinh năm 1996, 1998, 2000 và thậm chí có những em ở tầm tuổi này đã đi nạo phá thai tới mấy lần.
“Câu hỏi lớn đặt ra trong đầu chúng ta: “Tương ứng với số lượng phá thai khủng khiếp đến vậy thì có bao nhiêu người biết xót cho con mình, cho cháu mình?”
…Không biết từ lúc nào, đất nước mình có thêm biệt danh mới “nghèo bền vững”… Nghèo kinh tế, nghèo học thức, nghèo ý chí phấn đấu…nhưng đáng buồn hơn là nghèo nàn cả tính nhân văn, mất cảm thức tình yêu thương đồng loại, ngay kể cả với con của mình.”
Bài viết độc quyền tại hoimehangcuugiup.com.
Nếu copy, xin vui lòng trích nguồn